Mới đây, cư dân mạng trên Facebook lan truyền về một câu đố về các loại rau cải. Với 6 bó cải, hãy phân biệt 6 loại cải này tên là gì? Hình ảnh câu đố này ngay lập tức trở nên virual thu hút rất nhiều lượt bình luận. Trên thực tế, rau cải rất đa dạng, có hình dáng tương đối nhau nên rất dễ làm nhiều người nhầm lẫn. Đặc biệt là những người không thạo việc đi chợ và ngại phải hỏi người bán là rau gì. Hôm nay, duavang.net sẽ giúp bạn phân biệt các loại cải để không lúng túng khi đi chợ, có thể sơ chế chế biến đúng cách, và đặc biệt là giúp chị em đạt thêm tiêu chí để “đủ tiêu chuẩn’ để lấy chồng nhé?
Mục Lục
Rau cải là gì?
Rau cải là loại thực vật có đến 3.700 loài, thuộc họ thập tự phát triển tốt ở các vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, rau cải thường được trồng ở những khu vực có thời tiết hơi lạnh.
Hầu hết các loại rau cải đều thuộc thân thảo, chúng có chu kỳ sống khoảng từ một đến hai năm. Hầu hết tất cả các loại rau cải có đặc điểm nhận biết là các lá mọc so le nhau, mỗi một cây sẽ có nhiều lá phát triển từ phần gốc và không phân nhánh.
Tên và hình ảnh các loại rau cải? Danh sách các loại rau cải ở Việt Nam (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm củ cải ngâm mắm đường
Rau cải có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu và phân biệt các loại cải, không thể bỏ qua các công dụng nổi bật của rau cải xanh đối với sức khỏe.
- Rau cải xanh bổ sung vitamin K: Vitamin K là một trong những loại vitamin rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Rau cải xanh có nguồn vitamin K khá dồi dào, có thể đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của con người. Vitamin K có vai trò quan trong trong điều trị các bệnh về thần kinh như mất trí nhớ, và các bệnh về tim mạch như loãng xương.
- Rau cải xanh giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Theo thống kê, 55g rau cải xanh khi nấu chín với tỉ lệ 2 nước 1 rau sẽ cung cấp khoảng 33% nhu cầu vitamin C cho cơ thể mỗi ngày. Chính vì thế mà người ăn rau cải xanh được tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn vitamin C dồi dào trong rau cải ảnh hưởng đến quá trình nguyên phân giảm phân của tế bào lympho T. Đây là tế bào bạch cầu giúp cơ thể con người chống lại viêm nhiễm bởi khác vi khuẩn gây hại.
- Rau cải xanh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch: Trong rau cải xanh dưỡng chất có tính kiềm khá cao. Điều này giúp cân bằng được chỉ số cholesterol. Ăn rau cải xanh tức là gián tiếp bảo vệ tim mạch. Đặc biệt, rau cải nếu được chế biến luộc hoặc hấp sẽ giúp trung hòa bớt cholesterol trong máu.
- Rau cải xanh giúp ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ ung thư: Rau cải xanh chứ glucosinolates có thể ức chế tế bào ung thư và hạn chế được sự tổn thương tế bào DNA. Nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên trong rau xanh sẽ giúp ngăn cản sự tàn phá của tế bào gốc tự do. Việc ăn rau cải xanh thường xuyên và đủ lượng sẽ giúp hạn chế nguy cơ ung thư dạ dày, phổi hay ruột kết. Đặc biệt là ngu cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ được kiểm soát.
Rau cải xanh tốt cho thị lực: Rau cải xanh chứa zeaxanthin và lutein, là những chất tác động đến thị lực. Nó giúp tạo ra lớp bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng xanh.
Rau cải xanh có thể làm đẹp: Độ đậm của lá phần nào có thể đánh giá được giá trị dinh dưỡng so với các loại rau khác. Rau cải có màu xanh đậm, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng có trong rau cải giúp cơ thể được nâng cao chức năng hoạt động. Các tế bào máu từ đó được nuôi dưỡng tốt và làn da được cải thiện sắc tố, hồng hào hơn.
Hướng dẫn phân biệt các loại rau cải (Ảnh: Internet)
Phân biệt các loại cải
Ở nước ta có rất nhiều loại rau cải với nhiều hương vị khác nhau. Để tránh việc nhầm lẫn không đáng có và không bị hoang mang khi đi chợ, chị em hãy lưu lại những các phân biệt các loại rau cải dưới đây nhé!
Cải canh hay cải đắng
Cải canh hay cải xanh có cuống lá dày, thân gầy, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành đường rãnh. Lá cải canh có răng cưa không đều, vân lá nổi rõ. Khi nấu chín, cải canh có vị hơi đắng nhẹ, ăn sống có vị hơi cay.
Loại cải này thường được dùng để nấu canh với thịt nạc, nhúng lẩu hoặc ăn sống với các món cuốn. Khi nấu thường cho thêm một chút gừng.
Hình ảnh rau cải đắng hay còn gọi là cải canh (Ảnh: Internet)
Cải ngồng
Cải ngồng có thân lớn, phần thân non mọc cao hẳn lên chứ không mọc thành từng bẹ, lá xòe. Đặc điểm phân biệt các loại cải với cải ngồng còn có thể dựa vào hoa, cải ngồng thường có một ít hoa màu vàng. Trong ẩm thực Trung Hoa, cải ngồng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Cải ngồng phù hợp để chế biến các món xào tỏi, sốt nước tương, xào nấm,…
Cải ngồng có phần thân cao hẳn lên, có hoa để nhận biết (Ảnh: Internet)
Cải ngọt
Cải ngọt hơi khó phân biệt và dễ bị nhầm với các loại cải khác. Cải ngọt có lá thuôn dài hơi tròn trên đỉnh và hẹp dần xuống gốc, thân dài mảnh. Loại cải này có vị ngọt, phần thân khá giòn, thường được dùng để nấu canh, luộc chấm xì dầu, xào tỏi,…
Cải ngọt rất dễ bị nhầm với cải bó xôi – Phân biệt các loại cải (Ảnh: Internet)
Cải chíp, cải thìa hay cải bẹ trắng
Cải chíp có tên gọi khá dễ nhớ, có hình dáng cũng dễ phân biệt nhất trong số các loại rau cải. Cải chíp có thân ngắn nhất, cuống dày màu trắng, bẹ lá khá mập mạp giống hình cái thìa, lá to, phiến lá tròn, vị ngọt nhẹ và chứa nhiều nước. Cải chíp là thực phẩm rất phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon từ luộc, nấu canh, xào sốt xì dầu, sốt nấm,… Phần bẹ của cải chíp phía dưới phân bố nhánh khá đẹp, phần này còn thường được dùng để tạo hình bông hoa.
Cải chíp được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon với phần bẹ bên dưới thường được tỉa làm hoa trang trí (Ảnh: Internet)
Cải bẹ hay cải sen
Đúng như tên gọi, cải bẹ mọc thành từng bẹ lớn, mập mạp và cuốn chặt lấy nhau, lá phía trên khá lớn nhăn, có hình tròn hoặc quạt. Cải bẹ còn được gọi là cải đắng, khi ăn có vị cay. Loại rau này thường được dùng để muối dưa vì rất giòn, thấm vị, ngon, ngoài ra cũng có thể nấu canh.
Hình ảnh rau cải đắng hay cải bẹ (Ảnh: Internet)
Cải xoong
Cải xoong có hình dáng khác biệt hẳn so với các loại cải khác. Thân cải xoong mảnh, có nhiều lá nhỏ. Người ta thường sử dụng loại cải này để nhúng lẩu, nấu canh hoặc xào.
Cải xoong có hình dáng phân biệt các loại rau cải khác biệt nhất (Ảnh: Internet)
Cải bắp
Cải bắp rất dễ nhận biết với lá cuốn hình cầu đặc trưng. Ngoài xào, nấu canh, luộc, cải bắp cũng thường được dùng để làm món salad.
Cải bắp có hình dáng tròn, rất dễ phân việt với các loại rau cải (Ảnh: Internet)
Cải thảo
Cải thảo có lá cuốn theo hình tròn trụ, lớp lá bên ngoài có màu xanh đậm, càng vào lớp bên trong thì màu lá nhạt dần. Cải thảo thường được sử dụng để làm kim chi. Ngoài ra, cải thảo còn được dùng để chế biến các món xào hay nhúng lẩu.
Cải thảo là rau cải nhúng lẩu cực kỳ ngon, được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Cải xoăn hay cải Kale
Cải xoăn có đặc điểm là lá xoăn từ đầu đến cuối lá. Cải xoăn thường được dùng để làm salad hoặc xay sinh tố rất tốt cho sức khỏe.
Cải xoăn có đặc điểm phân biệt là lá xoăn từ đầu đến cuối lá (Ảnh: Internet)
Cải bó xôi, rau bina hay rau chân vịt
Cải bó xôi thực chất là loại rau họ dền chứ không phải họ cải, Cải bó xôi có cuống lá dài, lá hình tròn, có màu xanh đậm và gốc màu tím. Rất nhiều người nhầm lẫn loại rau này với cải ngọt vì trông chúng khá giống nhau. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy, lá của cải bó xôi dày hơn, xanh thẫm hơn, lá thon hơn và cuống cứng hơn so với cải ngọt. Cải bó xôi cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với rau cải ngọt. Rau cải bó xôi là nguyên liệu quen thuộc trong các món sinh tố giảm cân của hội chị em.
Cải bó xôi có gốc tím, rất dễ nhầm lẫn với cải ngọt (Ảnh: Internet)
Kết
Trên đây, duavang.net đã cùng hội chị em phân biệt các loại cải thường gặp trong mâm cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Mỗi loại cải thường sẽ được chế biến khác nhau để đem lại hương vị thơm ngon, bổ dưỡng nhất. Hy vọng, qua bài viết trên đây chị em “vụng về” khi đi chợ sẽ bớt hoang mang khi chọn mua các loại rau cải nhé. Đừng quên nhấn vào chuyên mục Làm mẹ – Ẩm thực để có thêm những bí kíp nấu ăn ngon chiêu đãi cho cả nhà nhé!
Jasmine Vu – duavang.net