Khoai lang là một loại thực phẩm dân dã vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Đây là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là thường có trong thực đơn của những người ăn kiêng. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, khoai lang còn có công dụng tuyệt vời giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón. Khoai lang luộc rất ngon nhưng không phải ai cũng biết các luộc khoai sao cho ngon. Vậy khoai lang luộc cho thơm ngon? Luộc khoai lang bao lâu thì chín? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về nguồn gốc khoai lang và hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang
Nguồn gốc của khoai lang
Khoai lang là một cây trông quan trọng cung cấp lương thực cho con người, đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu, thực phẩm cung cấp cho các nhà máy chế biến công nghiệp để tạo ra các mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Nguồn gốc nguyên thủy của khoai lang là từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hầu hết, các bằng chứng về sử học, khảo cổ học và ngôn ngữ học đều cho thấy khởi nguyên của khoai lang bắt nguồn từ châu Mỹ (Trung hoặc Nam Mỹ).
Ngày nay, khoai lang được trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới ôn đới ấm và nhiệt đới, nơi có lượng nước đủ cho sự phát triển của cây. Khoai lang còn được trồng để lấy củ thay cho gạo.
Tìm hiểu về khoai lang, dinh dưỡng có trong củ khoai lang (Ảnh: Internet)
Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang
Khoai lang rất giàu các loại vitamin và khoáng chất giúp phòng ngừa và hỗ trợ nhiều căn bệnh mãn tính, cải thiện mái tóc, làn da. Hàm lượng chất đạm trong khoai lang khá thấp nên nó còn giúp tăng cường giảm cân.
Trong 100 gram củ khoai lang chứa các vitamin, dinh dưỡng và khoáng chất sau đây:
- Chất béo: 0,15g
- Chất xơ: 3,3g
- Đạm: 2g
- Đường: 6,5g
- Folate (Vitamin B9): 6 μg
- Kali: 475mg
- Kẽm: 0,32mg
- Magie: 27mg
- Mangan: 0,5mg
- Năng lượng: 90kcal
- Natri: 36mg
- Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
- Phốt pho: 54mg
- Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
- Sắt: 0,69mg
- Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
- Tinh bột: 7,05g
- Vitamin A: 961 μg
- Vitamin B6: 0,29mg
- Vitamin C: 19,6mg
- Vitamin E: 0,71mg
Luộc khoai lang bao lâu thì chín?
Khoai lang có cách luộc không hề khó, tuy nhiên luộc khoai lang bao lâu thì chín vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, thời gian để khoai lang chín sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
- Kích cỡ của củ khoai lang nhỏ hay to.
- Loại nồi sử dụng để luộc khoai lang.
- Lượng nước sử dụng trong quá trình luộc khoai lang.
- Nhiệt lượng sử dụng trong quá trình luộc khoai lang.
Mặc dù phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, nhưng thời gian trung bình để có thể luộc chín và khoai lang sẽ thơm ngon nhất trong khoảng từ 20-30 phút. Khi luộc khoai lang, bạn cũng có thể sử dụng mẹo dùng chiếc đũa chọc vào củ khoai để kiểm tra độ chín của khoai. Khi nào thấy khoai lang mềm, đũa chọc vào không bị mắc lại tức là khoai lang đã chín rồi đó.
Luộc khoai lang bao lâu thì chín là vấn đề rất nhiều người quan tâm (Ảnh: Internet)
Cách luộc khoai lang đơn giản tại nhà
Cách chọn mua khoai lang ngon, không bị sượng
Nên mua những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị sâu hay sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng, cứng, chắc tay, không bị dập.
Chọn những củ khoai lang có hình dáng thuôn dài hoặc tròn trĩnh, không bị lõm hoặc có eo vì những củ khoai lang này thường ít xơ, ăn ngọt và nhiều tinh bột hơn.
Không nên chọn những củ khoai lang bị hõm, có eo, củ quá nhỏ, có mầm, bị ngấm nước vì sẽ có nhiều xơ bên trong, mất chất dinh dưỡng và ăn không ngon.
Cần cẩn thận khi có những củ khoai bị rỗ, có màu đen, đây là những dấu hiệu cho thấy khoai lang bị hỏng.
Trước khi luộc khoai lang, hãy chọn mua những củ khoai lang sạch, an toàn. Bạn có thể lựa chọn các loại khoai lang Đà Lạt, khoai lang Nhật, khoai lang tím,… Tuy nhiên, cần chọn mua ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng chất kích thích hay hóa chất,…
Cách chọn mua khoai lang ngon, không bị sượng – Luộc khoai lang bao lâu thì chín (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Cách luộc khoai lang thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khoai lang: 1kg
- Muối: 1 thìa cà phê (tùy chọn)
- Nồi lớn
- Bếp
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế khoai lang
Khoai lang đem rửa sạch bùn đất bám bên ngoài, dùng dao cắt bỏ hai đầu của củ khoai.
Bước 2: Xếp khoai lang vào nồi
Chuẩn bị một nồi lớn, lần lượt xếp khoai lang chồng lên nhau sao cho gọn gàng.
Tiếp theo, bạn cho vào nồi một muỗng cà phê muối và đổ nước xâm xấp hoặc ngập mặt khoai lang. Ở bước này, nhiều bạn thường thắc mắc luộc khoai lang có cần bỏ muối không? Thì tùy theo sở thích của từng người có thể cho thêm muối trắng khi luộc khoai lang hoặc không. Tuy nhiên, khi cho thêm muối khi luộc, khoai lang luộc sẽ thơm, ngọt, đậm vị hơn.
Bước 3: Luộc khoai lang
Đậy kín nắp nồi lại và đặt nồi khoai lang lên bếp. Bạn luộc khoai với lửa lớn cho đến khi nước sôi mạnh và có bọt lớn.
Tiếp theo, hạ lửa nhỏ xuống và mở nắp vung nồi ra. Đợi đến khi nước sôi lăn tăn, đậy nắp nồi lại và luộc khoai lang trong 20-30 phút cho khoai chín hoàn toàn.
Khi khoai lang chín, vỏ khoai sẽ chuyển sang màu sẫm. Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có thể tự trả lời được câu hỏi luộc khoai lang bao lâu thì chín rồi đúng không? Bạn có thể dùng đũa để kiểm tra xem khoai lang đã hoàn toàn chín chưa bằng cách chọc đũa vào củ khoai lang. Nếu đũa không bị mắc lại nghĩa là khoai lang đã chín. Nếu khoai lang chưa chín, bạn tiến hành luộc thêm khoảng 5-10 phút nữa để khoai chín hẳn.
Bước 4: Thành phẩm
Khoai lang luộc vừa chín tới sẽ có mùi thơm ngon. Các bạn có thể áp dụng cách luộc khoai lang đơn giản này tại nhà, chúc các bạn thành công!
Luộc khoai lang có đậy nắp không? Cách luộc khoai lang thơm ngon đơn giản tại nhà (Ảnh: Internet)
Cách luộc khoai lang không cần nước
Cách làm này nghe có vẻ vô lý nhưng thành phẩm khoai lang thu được lại vô cùng thơm ngon, chín bở.
Cách làm vô cùng đơn giản. Bạn chọn những củ khoai lang tím vừa không quá to và chuẩn bị thêm một số thìa dĩa inox. Đầu tiên bạn vẫn rửa sạch khoai lang như bình thường rồi để khoai lang thật ráo nước. Sau đó, bạn xếp số thìa, dĩa xuống dưới đáy nồi, dàn đều sao cho đáy nồi không có chỗ trống. Tiếp theo, lần lượt xếp khoai lang lên trên số thìa dĩa đó và đậy nắp nồi lại. Với cách này, câu trả lời cho việc luộc khoai lang bao lâu thì chín sẽ khác hơn một chút. Bạn đun với lửa nhỏ luộc trong 30-45 phút tùy theo kích cỡ và số lượng khoai lang trong nồi.
Để biết chính xác luộc khoai lang tím bao lâu thì chín theo cách này, bạn cũng có thể áp dụng mẹo chọc đũa vào khoai lang để kiểm tra độ mềm của khoai. Nếu thích ăn khoai lang có mùi nướng hơi cháy một chút, bạn có thể để khoai lang nấu lâu hơn.
Cách luộc khoai lang không cần nước sẽ giúp khoai bở bung và có mùi thơm đặc trưng (Ảnh: Internet)
Cách bảo quản khoai lang đã luộc
Bảo quản khoai lang luộc ở môi trường thường
Khác với khoai lang sống có thể bảo quản ở nhiệt độ thường mà không bị ảnh hưởng trong vài tháng. Khoai lang đã luộc khi bảo quản ở điều kiện môi trường bình thường thì chỉ nên sử dụng trong ngày. Khi khoai lang để qua đêm sẽ có hiện tượng nhớt và làm sản sinh ra chất nhầy gây mùi thiu.
Bảo quản khoai lang luộc trong ngăn mát tủ lạnh
Khi bảo quản khoai lang luộc trong ngăn mát tủ lạnh, bạn hãy để khoai trong hộp nhựa hoặc túi zip và có thể để được 2 ngày mà không bị hư hỏng. Tuy nhiên, độ tơi xốp và hương vị của khoai lang sẽ không còn ngon như lúc mới luộc. Khi ăn, bạn hãy để khoai lang ở nhiệt độ phòng khoảng 5-10 phút rồi đem luộc lại hoặc hấp cho nóng là được.
Cách bảo quản khoai lang đã luộc đơn giản (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Ăn khoai lang có tác dụng gì
Kết
Trên đây, chúng mình đã giải đáp những thắc mắc về việc luộc khoai lang bao lâu thì chín đến bạn đọc. Cùng với đó là những cách luộc khoai lang ngon tại nhà vô cùng đơn giản. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích được đến các bạn. Nếu có những phương thức luộc khoai lang nào khác, hãy chia sẻ cho chúng mình cùng biết nhé! Đừng quên thường xuyên ghé thăm chuyên mục Ẩm thực của duavang.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về ẩm thực bạn nhé!
Jasmine Vu – duavang.net