Nhu cầu của con người luôn đa dạng và không giới hạn trong đời sống hàng ngày dưới mọi hình thức. Giữa vô số mong muốn đó, học thuyết Maslow ra đời đã được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị, giáo dục, du lịch, marketing, tình yêu hay trong cuộc sống,… Tháp nhu cầu Maslow là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong marketing để nghiên cứu và tìm hiểu insight người tiêu dùng. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng như thế nào trong Marketing? Cùng duavang.net đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Tháp nhu cầu Maslow là gì?
- 2 5 Cấp độ của Tháp nhu cầu Maslow là gì?
- 3 Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow là gì trong Marketing?
- 4 Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị
- 5 Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong du lịch
- 6 Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu
- 7 Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục
- 8 Ưu – Nhược điểm của Tháp nhu cầu Maslow là gì?
- 9 Những điểm cần lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc nhưng có thể vẫn nhiều bạn còn chưa hiểu rõ Tháp nhu cầu Maslow là gì, đó là một mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người. Mô hình này do nhà tâm lý học Abraham Maslow người Mỹ nghiên cứu và phát triển từ năm 1943 trong A Theory of Human Motivation.
Mô hình Maslow bao gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người theo mô hình kim tự tháp. Mỗi một tầng phản ánh mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao nhu cầu sẽ càng tăng cao.
Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong các lĩnh vực, trong cuộc sống, marketing, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự. Mô hình này sẽ lý giải các hành vi mà ngay cả chính bản thân con người cũng không ý thức được điều đó. 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow và những ứng dụng trong hoạt động Marketing, giáo dục, quản trị, đời sống được thể hiện như sau:
Tháp nhu cầu của Maslow là gì? Tài liệu thuyết nhu cầu của Maslow (Ảnh: Internet)
5 Cấp độ của Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Đáy của kim tự tháp là những nhu cầu cơ bản nhất. Đây chính là nhu cầu về sinh lý, đòi hỏi về thể chất đối với sự sống của con người. Nếu không được đáp ứng những yêu cầu này thì cơ thể không thể duy trù được cuộc sống. Các yếu tố như không khí, thực phẩm, ngủ, nước,… thuộc danh mục này.
Các nhu cầu sinh lý học được coi là nhu cầu quan trọng nhất và phải được đáp ứng đầu tiên.
Nhu cầu được an toàn (Safety Needs)
Khi nhu cầu sinh lý đã được thỏa mãn thì nhu cầu về sự an toàn của con người được ưu tiên. Nhu cầu này sẽ bao gồm sự an toàn tính mạng, thể chất, an ninh, việc làm, tài chính và an toàn trong gia đình.
Nhu cầu xã hội (Socical Needs)
Sau khi nhu cầu về thể chất được thỏa mãn và nhu cầu an toàn của con người được đáp ứng đầy đủ thì họ bắt đầu muốn mở rộng các quan hệ xã hội. Ở tầng thứ 3 của tháp Maslow này sẽ thấy, mỗi người đều có mong muốn có một gia đình hành phúc, gắn bó với một nơi nào đó, hòa nhập với tổ chức, muốn được yêu thương. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều muốn có những mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các hội nhóm, câu lạc bộ,… để có thể được yêu thương và yêu thương những người xunh quanh tránh khỏi sự cô đơn, lo lắng,…
Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)
Ở nhu cầu thứ 4 này, được chia ra hai trạng thái là: Nhu cầu nhận được tôn trọng từ người khác và nhu cầu tự trọng bản thân. cũng giống như mong muốn có được sự yêu thương, con người cần có nhu cần nhận được sự tôn trọng, tự tin vào năng lực bản thân và tôn trọng chính mình. Khi nhu cầu thứ 3 về sự kết nối các mối quan hệ xã hội thì trong một tập thể chúng ta luôn mong muốn nhu cầu được tôn trọng và công nhận năng lực của bản thân mình. Đó chính là động lực để thúc đẩy mỗi người nỗ lực hơn trong công việc.
Nhu cầu xã hội là gì? Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)
Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualizing needs)
Tầng thứ 5 của tháp nhu cầu Maslow này chính là nhu cầu cao nhất và khó đạt được nhất. Sau khi các nhu cầu trước đó đã được đáp ứng thỏa đáng, con ngươi sẽ bắt đầu tập trung đến việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của bản thân họ. Tháp nhu cầu Maslow cho rằng mức độ con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trên các lĩnh vực của bản thân, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì họ đang sở hữu. Chúng ta luôn có mong muốn được ghi nhận bằng những nỗ lực của bản thân muốn công hiến để mang lại những giá trị tốt đẹp hơn cho cộng đồng và xã hội.
Những người thành công thường xuất hiện nhu cầu này, họ luôn tiếp tục phát huy sức mạnh, tiềm năng và trí tuệ của bản thân để người khác nhìn thấy. Hầu hết, những người này làm việc để thỏa mãn sự đam mê và tìm những giá trị mà thật sự thuộc về họ. Vậy nên, nếu nhu cầu thể hiện bản thân này không được đáp ứng sẽ khiến họ cảm thấy hối tiếc vì chưa thực hiện được những đam mê của mình. Ở nhu cầu này, con người có thể từ bỏ công việc có thể mang lại danh tiếng, mức lương, địa vị cao để làm những công việc mà họ đam mê và yêu thích.
Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow là gì trong Marketing?
Như đã tìm hiểu về Tháp nhu cầu Maslow là gì ở trên, có nhiều hành động của khách hàng mà chính họ cũng không thể lý giải nổi. Vậy các Marketer phải làm gì để có thể thấu hiển insight khách hàng? Đây chính là lý do mà các công ty, tập đoàn FMCG có riêng một bộ phận nghiên cứu hành vi và tâm lý người tiêu dùng. Nếu thương hiệu của bạn không có đủ nhân lực và nguồn lực thì có phương án nào để giải quyết được bài toán tâm lý khách hàng?
Nếu các hành vi và quyết định mua hàng của người tiêu dùng nằm trong 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow, các Marketer sẽ ứng dụng như thế nào cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp mình để tìm ra insight đúng đắn?
>>> Có thể bạn quan tâm: Insight là gì?
Tháp nhu cầu của Maslow tiếng Anh: Maslow’s hierarchy of needs. Ứng dụng của Mô hình Maslow (Ảnh: Internet)
Xây dựng Personas
Đầu tiên, bạn cần nắm rõ được khách hàng của mình là ai? Hãy mô tả khách hàng mục tiêu thật chi tiết để biết họ thuộc cấp độ nào trong 5 cấp độ của tháp, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình đang đáp ứng nhu cầu nào trong 5 loại nhu cầu của họ?
Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu và mục đích sử dụng sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vì vậy, bạn cầu biết được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu ở phân khúc nào để có thể đưa ra cách tiếp thị phù hợp nhất.
Thiết kế thông điệp
Sau khi đã xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu, tiếp theo bạn cần nghiên cứu hành vi khách hàng. Khi xác định được khách hàng đang ở phân khúc nào, yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ như giá cả, sở thích, tính tiện dụng, địa vị xã hội,… Khi đó, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra các thông điệp cho doanh nghiệp mình để giải quyết được các vấn đề dưới đây:
- Thông điệp của bạn có đánh vào việc giải quyết nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm không?
- Thông điệp của bạn nên xuất hiện ở các kênh tiếp thị nào?
- Làm thế nào để thuyết phục được rằng sản phẩm của bạn có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng?
Ví dụ, Vietjet Air đánh vào phân khúc bình dân, phục vụ các nhu cầu đi lại thông thường tiện lợi, khi ấy thông điệp và định vị thương hiệu của hãng là một hãng máy bay giá rẻ. Ngược lại với họ, Vietnam Airline lại đánh vào phân khúc khách hàng cao cấp, hãng mang thông điệp dịch vụ chất lượng, an toàn trong mỗi chuyến đi, không ngừng hoàn thiện và phát triển.
Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong công ty
Việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong công ty được coi là khá đơn giản. Các nhu cầu ứng với mỗi cấp độ sẽ được thể hiện như sau:
- Nhu cầu sinh lý: Hay còn gọi là nhu cầu cơ bản. Ở mô hình công ty, cần đảm bảo nhân viên của mình có được mức lương phù hợp và xứng đáng với vị trí làm việc. Mức lương này phải đảm bảo để nhân viên có thể chi trả được nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Ngoài ra, nhân viên cũng phải có được chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Nhu cầu an toàn: Khi nhân viên vào làm việc, công ty cần đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho họ. Điều này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động. Công ty cần tuân thủ các quy định, luật lao động, đóng bảo hiểm bao gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Ngoài ra, còn có bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên của mình phòng trừ trường hợp xấu có thể xảy ra.
- Nhu cầu xã hội: Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu xã hội liên quan đến yếu tố cảm xúc, tình cảm. Trong mỗi doanh nghiệp, cần xây dựng các tổ chức, phòng ban, công đoàn để đáp ứng nhu cầu với nhân viên và tạo văn hóa làm việc nhóm. Doanh nghiệp cần tăng sự gắn kết giữa các nhân viên thông qua các hoạt động teambuiding, các chuyến du lịch, ngoại khóa,…. Tùy theo thời điểm và tình hình của công ty, mà các hoạt động đó có thể thực hiện theo cấp độ phòng ban hay toàn công ty.
- Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được tôn trong trong doanh nghiệp chính là việc được mọi người lắng nghe. Nhân viên cần được có lộ trình thăng tiến rõ ràng cả về mức lương, vị trí làm việc. Ngoài ra, ban lãnh đạo cần có cơ chế thưởng phạt rõ ràng và công bằng với tất cả nhân viên. Đây chính là sự thể hiện sự tôn trong với toàn thể nhân viên và tạo sự khích lệ cho họ.
- Nhu cầu được thể hiện bản thân: Trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt, vì thế doanh nghiệp cần khai thác được các thế mạnh của mỗi người. Hãy đưa cho họ những cơ hội để họ được phát triển, nhất là việc cân nhắc những vị trí lãnh đạo cho nhân viên có những đóng góp xuất sắc nhất cho công ty. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc trao quyền hạn, tiếng nói cho nhân viên đó và sự đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong công ty (Ảnh: Internet)
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong quản trị nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong công ty theo từng mốc nhu cầu riêng nghe qua có vẻ khá đơn giản. Tuy nhiên, thực tế là một nhân viên trong một công ty có thể sẽ có đồng thời cả 5 nhu cầu đó cùng lúc. Một nhà quản trị nhân sự khi ấy cần phải có những chính sách theo từng thời điểm khác nhau của từng cá nhân. Không thể áp dụng một chính sách xuyên suốt cho một người hay áp dụng cùng một thứ cho nhiều người. Tùy theo từng đối tượng khác nhau, sẽ có các nhu cầu khác nhau.
Ví dụ: Nhân viên là sinh viên mới ra trường thì nhu cầu về mức lương thưởng chỉ vừa đủ để chi trả cho cuộc sống. Khi ấy nhu cầu ưu tiên và quan trọng nhất sẽ là học hỏi thêm được kinh nghiệm làm việc, nâng cao kỹ năng phát triển bản thân. Còn với nhân viên đã có kinh nghiệm dày dặn, kinh nghiệm hay nhu cầu học hỏi sẽ không còn là nhu cầu ưu tiên nhất nữa. Thay vào đó, nhu cầu thăng tiến trong công việc với mức lương thưởng cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn, được thể hiện bản thân và có tiếng nói trong công ty.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong du lịch
- Xét về bản chất, mô hình Maslow xây dựng để phân tích nhu cầu của con người, chính vì thế áp dụng trong ngành du lịch không hề khó khăn. Tuy nhiên, những cấp độ nhu cầu sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của ngành. Những điều chỉnh đó vẫn nhằm mục đích chung là phân tích được nhu cầu con người, hay ở đây là du khách. Từ đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh những thay đổi và chính sách phù hợp để đáp ứng. 5 cấp độ tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch được thể hiện như sau:
Nhu cầu sinh học: Đây cũng là nhu cầu cơ bản nhất đối với các du khách. Nếu muốn được tẩn hưởng một chuyến đi trọn vẹn, du khách cần được đáp ứng các yếu tố cơ bản như: đi lại, điều kiện ăn uống, chỗ nghỉ ngơi. Du khách sẽ không hài lòng về chuyến đi nếu những nhu cầu trên không được đáp ứng. Doanh nghiệp muốn đáp ứng được nhu cầu sinh học của du khách thì cần phải trả lời được những câu hỏi: Chỗ nghỉ ngơi có thoải mái không? Bữa ăn có đáp ứng được số lượng và chất lượng không? Dịch vụ đưa đón, vận chuyển có tốt không?… - Nhu cầu an toàn: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành du lịch. Doanh nghiệp cần đảm bảo sự an toàn ở tất cả điểm đến cho du khách và các dịch vụ có trong tour. Chỉ cần một điểm bất kỳ nào mà du khách cảm thấy bị đe dọa sẽ mang lại cho họ và doanh nghiệp cảm thấy không thoải mái. Để thỏa mãn được nhu cầu này, doanh nghiệp cần đem đến những giá trị hữu hình cho du khách. Những điều này sẽ mang lại cảm giác yên tâm cho khách hàng như bảo hiểm, đảm bảo an toàn trong các phương tiện di chuyển của du khách, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và xử lý linh loạt được các tình huống có thể sẽ phát sinh.
- Nhu cầu xã hội: Là việc đáp ứng được yếu tố tinh thần, những chuyến đi, chuyến trải nghiệm du lịch thoải mái cho du khách. Ngoài ra, đây còn là sự đảm bảo cho du khách về tính cá nhân hóa. Tức là, mỗi chuyến du lịch, nhu cầu xã hội của mỗi du khách cần được đáp ứng chính là không khí thoải mái, vui vẻ trong suốt chuyến đi. Ngoài ra, hướng dẫn viên cần cho thấy sự tận tình trong việc khuấy động không khí, tạo sự hứng khởi cho du khách. Điều này sẽ giúp du khách có trải nghiệm tốt nhất trong chuyến đi, giúp họ có cảm giác khám phá thích thú với những điều mới.
- Nhu cầu được tôn trọng: Đây cũng là tầng 4 của kim tự tháp nhu cầu. Doanh nghiệp cần đảm bảo du khách cảm thấy được sự tôn trọng trong suốt hành trình. Cũng giống như việc muốn du khách yêu quý, tôn trọng doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần thể hiện sự tôn trọng với họ. Những việc thể hiện được điều này như: Sau mỗi chuyến đi, hướng dẫn viên thay mặt doanh nghiệp gửi lời cảm ơn với du khách, sự tôn trong giữa những du khách có trong đoàn, hướng dẫn viên tận tình hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của du khách,…
- Nhu cầu được thể hiện bản thân: Cấp độ cao nhất của tháp nhu cầu Maslow cũng là yếu tố bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào muốn thực hiện được. Vì chỉ khi đáp ứng được nhu cầu này, du khách mới nhận được trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với nhiều du khách, du lịch không chỉ là trải nghiệm hay nghỉ dưỡng mà còn là truyền cảm hứng cho cộng đồng, khám phá bản thân. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể cung cấp cho du khách những công cụ để họ có thể thực hiện được điều này chính là đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu này cho du khách.
Ví dụ về Tháp nhu cầu Maslow. Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong du lịch (Ảnh: Interent)
Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu
Có thể bạn đang rất ngạc nhiên nhưng đây chính là một ứng dụng rất hữu ích trong cả tình yêu. Chính vì bản chất của Tháp Maslow là phân tích con người mà có thể sử dụng mô hình này trong tình yêu. Mỗi cá thể trong tình yêu hoàn toàn có thể được áp dụng các nguyên lý của học thuyết này. Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong tình yêu cụ thể như sau:
- Nhu cầu sinh học: Ở phương diện tình yêu, nhu cầu sinh học là việc đáp ứng những nhu cầu về mặt đời sống cho nửa kia của mình. Điều này không phức tạp, đó chính là việc bạn có công việc với mức thu nhập ổn định và đủ tốt để lo cho cuộc sống của cả hai. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại đủ sống, nó phải hơn nhiều thứ nữa. Bạn cần phải tìm cách để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nửa kia cũng như của cả hai bạn.
- Nhu cầu an toàn: Chính là việc bạn phải tạo được cảm giác an toàn cho nửa kia khi ở cạnh mình. Điều này thể hiện ở việc bạn mang lại cuộc sống an toàn và lành mạnh cho bạn đời của bạn. Yếu tố an toàn khi này sẽ thể hiện ở nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đó có thể là cuộc sống tinh thần thoải mái, chỗ ở an toàn, nơi làm việc an toàn.
- Nhu cầu xã hội: Mỗi một người trong chúng ta đều mong muốn nhận được sự yêu quý từ mọi người, có những người bạn để trò chuyện, chia sẻ. Trong tình yêu cũng như vậy, đáp ứng nhu cầu xã hội chính là việc bạn trở thành một người tin cậy của đối phương. Là người mà nửa kia có thể tâm sự, sẻ chia mọi chuyện với bạn.
- Nhu cầu được tôn trọng: Cũng khá giống trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều cần được người khác tôn trọng về nhân phẩm, danh dự và tiếng nói. Ngay cả khi đã là bạn đời, hai người vẫn là hai cá thể riêng biệt và cần tôn trọng lẫn nhau, được đối xử công bằng. Vì vậy, đừng chỉ tập trung vào những yếu tố bên ngoài mà quên đi việc lắng nghe và chia sẻ để bạn đời của mình cảm thấy được tôn trọng.
- Nhu cầu được thể hiện bản thân: Mức độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu thuộc về cá nhân nhiều nhất. Mỗi cá nhân sẽ có những ưu điểm, thế mạnh riêng, bạn cần đưa ra những lời khuyên, lời nhận xét để giúp nửa kia có thể phát triển được những ưu điểm hay khả năng của họ. Điều này cũng giúp bạn có thể chinh phục tuyệt đối được trái tim của nửa kia.
Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu (Ảnh: Internet)
Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục
Tháp nhu cầu Maslow hình thành trên nhu cầu tìm hiểu và phân tích nhu cầu của con người. Vận dụng học thuyết này trong giáo dục với mục đích để các bậc cha mẹ có thể hiểu được con gái của mình. Từ đó, cha mẹ có thể đồng hành cùng con cái trong quá trình trưởng thành và giáo dục. Ứng với mỗi cấp độ sẽ là nhu cầu khác nhau:
- Nhu cầu sinh lý: Cấp độ đầu tiên của tháp chính là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lý,… Cha mẹ cần dạy cách tự bản thân có thể đáp ứng được các nhu cầu này cho các con thay vì việc làm hộ tất cả. Nếu cứ bao bọc, chăm sóc quá chu đáo sẽ làm đứa trẻ ỷ lại và vô tình tước mất khả năng sinh tồn của chúng.
- Nhu cầu được an toàn: Nhu cầu này ở cả thể xác và tinh thần. Cha mẹ hãy dạy con mình cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và ý thức về cuộc sống an toàn. Yếu tố này bao gồm việc có sức khỏe, có gia đình, có công việc, tài sản.
- Nhu cầu hòa hợp: Đây chính là cảm xúc với xung quanh. Cha mẹ cần giúp con cái nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và xây dựng tình cảm gắn kết với các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, đây còn là phát triển các mối quan hệ xã hội như bạn bè hay đồng nghiệp. Cha mẹ phải dạy con mình biết đối nhân xử thế và xây dựng niềm tin giữa con người với nhau.
- Nhu cầu được tôn trọng: Ai cũng có cái tôi, suy nghĩ và quan điểm riêng. Cha mẹ cần dạy cho con cái mình biết tôn trọng mọi người và ngược lại, cha mẹ cũng thể hiện sự tôn trọng với con cái.
- Nhu cầu thể hiện bản thân: Là mức độ cao nhất trong kim tự tháp Maslow. Trong cấp độ này, các nhu cầu vật chất không còn quá quan trọng mà đó là tinh thần. Việc thể hiện bản thân chính là lòng tự trọng, mong muốn đóng góp ý nghĩa cho cuộc sống, khẳng định bản thân và đạt được những thành tựu.
Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục (Ảnh: Internet)
Ưu – Nhược điểm của Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Ưu điểm
- Tháp nhu cầu Maslow là bản tóm tắt nhu cầu của con người. Nó được ứng dụng trong định vị sản phẩm, thiết kế, thiết kế của các cửa hàng bán lẻ, định giá.
- Giúp các Marketer tập trung vào nhóm khách hàng lớn nhưng có chung một số nhu cầu cụ thể.
Nhược điểm
Không thể đo chính xác được mức độ thỏa mãn nhu cầu ở một cấp độ của một người trước khi đến các nhu cầu sau đó.
Mô hình quá đơn giản:
- Cùng một sản phẩm, dịch vụ cùng lúc có thể thỏa mãn được nhiều nhu cầu.
- Không có sự sắp xếp ưu tiên cho các nhu cầu của mỗi tầng.
- Tùy từng nên văn hóa khác nhau mà các cấp bậc phân tầng có thể không có giá trị hoặc bị hạn chế.
Những điểm cần lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow
Không nhất thiết phải áp dụng “dập khuôn” lý thuyết của học thuyết Maslow
Như đã tìm hiểu ở trên, học thuyết về con người rất khó để có thể chính xác tuyệt đối và Tháp nhu cầu Maslow cũng vậy. Dù theo học thuyết, nhu cầu của con người sẽ phát triển từ chân tháp lên đỉnh tháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy, vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tình hình của mỗi người. Duy nhất nhu cầu sinh lý dưới chân tháp được coi là nhu cầu nền tảng để phát triển những nhu cầu khác.
Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng, nhu cầu có thể thay đổi
Hầu như mỗi chúng ta đều muốn tăng cao nhu cầu của mình, từ chân tháp lên đỉnh tháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào trình tự này cũng có thể thực hiện đúng như vậy. Nó có thể bị ảnh hưởng gián đoạn bởi các yếu tố ngoại cảnh, hay các biến cố trong cuộc sống. Tác nhân gây ra có thể là nợ nần, tai nạn, mất việc, ly hôn,… Khi sự việc đã xảy ra, nhu cầu có thể thiết lập lại trình tự thay vì việc tăng lên.
Không nhất thiết nhu cầu cũ phải được đáp ứng tất cả thì nhu cầu mới mới xuất hiện
Abraham Maslow đã từng đề cập về mức độ nhu cầu của con người không nhất thiết phải được đáp ứng 100% thì mới chuyển sang nhu cầu mới. Chỉ cần thỏa mãn được mức độ nhất định nào đó của nhu cầu, có thể xuất hiện các nhu cầu mới.
Tháp nhu cầu mở rộng Maslow
Ngoài 5 cấp độ nhu cầu đã tìm hiểu trên đây, tháp nhu cầu Maslow còn được phát triển với ba nhu cầu được mở rộng thêm là: Nhu cầu nhận thức (Cognitive Needs), nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic Needs) và nhu cầu về tự tôn bản ngã (Transcendence). Các cấp độ của tháp nhu cầu mở rộng Maslow được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Nhu cầu sinh học
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu xã hội
- Nhu cầu được tôn trọng
- Nhu cầu nhận thức
- Nhu cầu thẩm mỹ
- Nhu cầu được thể hiện bản thân
- Nhu cầu về tự tôn bản ngã
Tháp nhu cầu mở rộng Maslow. Tháp nhu cầu của Maslow (Ảnh: Internet)
Kết
Trên đây, duavang.net đã cùng bạn đi tìm hiểu Tháp nhu cầu Maslow là gì và những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Mỗi một cá nhân sẽ có những nhu cầu, mong muốn và suy nghĩ riêng. Hiểu được điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể vận dụng học thuyết Maslow trong sự phát triển của mình. Cũng như các Marketer có thể vận dụng trong khai thác insight khách hàng mục tiêu để có thể có chỗ đứng vững trong tâm trí khách hàng, khẳng định vị thế thương hiệu.
Jasmine Vu – duavang.net