Chúng ta đang từng bước tiến vào kỷ nguyên số và xã hội số, những năm tới đây thế giới sẽ tiếp tục có những chuyển đổi lớn của xã hội, đặc biệt là sự chuyển dịch toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội sang môi trường số. Có thể thấy điều này rõ rệt nhất trong thời điểm dịch COVID – 19. Việc truy cập internet, làm việc và đào tạo từ xa, y học từ xa là những nhu cầu rất cấp bách đòi hỏi cần có nền tảng kỹ thuật số vững chắc. Hiện nay, nhu cầu về cơ sở hạ tầng số và băng thông rộng ngày càng thể hiện rõ nét. Vậy hạ tầng số là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn và có cái nhìn toàn cảnh về cơ sở hạ tầng số ở nước ta.
Hạ tầng số là gì?
Khi nhắc đến “hạ tầng” chúng ta thường nghĩ ngay đến thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” với các nền tảng, bộ phận kết cấu cho việc phát triển nền kinh tế. Hay đó chính là toàn bộ những điều kiện về kỹ thuật, vật chất, thiết chế xã hội,… được trang bị những yếu tố vật chất phục vụ cho đời sống con người và hoạt động sản xuất. Nói cách khác, cơ sở hạ tầng bao gồm yếu tố vật chất, trong đó có cả yếu tố phi vật chất. Đây chính là sản phẩm của quá trình đầu tư, là nền tảng cho sự phát triển của xã hội.
Cơ sở hạ tầng số không chỉ giới hạn ở tài sản hay cấu trúc, cơ sở vật chất cứng, nó đã được mở rộng ra các ứng dụng công nghệ hay còn gọi là cơ sở hạ tầng mềm.
Cơ sở hạ tầng cứng
- Giao thông vận tải và kết nối: Bao gồm các yếu tố thiết lập sự kết nối của toàn bộ hệ sinh thái hạ tầng số như: liên mạng, mạng cáp quang, dây nối đất quang, tháp và vệ tinh, liên kết xuyên biên giới, cơ sở hạ tầng vật lý bổ trợ.
- Xử lý và lưu trữ: Gồm có các trung tâm dữ liệu, kho dữ liệu, nhà cung cấp mạng phân phối nội dung và IXP (điểm đầu nối internet), nhà cung cấp điện toán đám mây.
Cơ sở hạ tầng mềm
- Dịch vụ và ứng dụng: Gồm các ứng dụng và dịch vụ BIM (mô hình thông tin xây dựng), CERT (đội phản ứng khẩn cấp máy tính), SOC (trung tâm điều hành an ninh) và các loại dịch vụ công nghệ mới như Fintech, nền tảng điện tử, nhận dạng kỹ thuật số. Các dịch vụ và ứng dụng cho phép hệ thống và mạng hoạt động, gia tăng hiệu quả, thúc đẩy tính bền vững và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong toàn bộ hệ sinh thái hạ tầng số.
- Thiết bị đầu cuối và thiết bị: Gồm các cảm biến và thiết bị được sử dụng để tối ưu hóa tất cả các lĩnh vực của cơ sở hạ tầng, giúp nâng cao tính hiệu quả, bền vững. Chẳng hạn như đồng hồ thông minh, lưới điện thông minh, các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, máy tính. Khi tìm hiểu hạ tầng số là gì ta có thể thấy được cơ sở hạ tầng cứng và mềm sẽ phụ thuộc lẫn nhau. Sẽ không thể hoạt động được cơ sở hạ tầng cứng nếu không sử dụng cơ sở hạ tầng mềm và ngược lại.
Các nhà cung cấp, khai thác băng thông di động và cố định, băng rộng cáp, khai thác dịch vụ cơ sở hạ tầng dùng chung, điện toán đám mây, kho dữ liệu, sản xuất thiết bị đầu cuối, cung cấp dịch vụ internet đều là một phần của hệ sinh thái cơ sở hạ tầng số phức tạp. Khi ấy, sẽ có sự chia sẻ hạ tầng giữa các nhà khai thác. Vì thế mà việc cấp vốn cho lĩnh vực này sẽ cần phải linh hoạt hơn.
Hạ tầng kỹ thuật số là nền tảng để thực hiện quá trình chuyển đổi số (Ảnh: Internet)
Toàn cảnh cơ sở hạ tầng số
Hạ tầng số hỗ trợ phát triển số hóa toàn phần ở mỗi quốc gia
Cũng giống như đường xá, đường ray, hạ tầng số là nền tảng cho các hoạt động kinh tế kĩ thuật số và các ứng dụng công nghệ. Nó được thể hiện rõ nhất như sau:
- Cơ sở hạ tầng số có vai trò là cơ sở cho sự đổi mới công nghiệp 4.0, cải thiện năng suất và định giá các hoạt động kĩ thuật số.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường trục quốc tế đặc biệt quan trọng để hỗ trợ cho hoạt động trong nước và kết nối quốc tế. Tiêu biểu phải kể đến mạng 5G và cáp quang.
- Với những thị trường mới nổi, sự kết nối là ưu tiên hàng đầu.
- Khi cơ sở hạ tầng số đã được thiết lập, cơ sở hạ tầng trung tâm cục bộ có thể được bổ sung vào để hỗ trợ cho các dịch vụ kĩ thuật số triển khai và phát triển hệ sinh thái kĩ thuật số ở mỗi địa phương.
Hạ tầng số là nền tảng của nền kinh tế hiện đại
Minh chứng rõ rệt nhất với nền kinh tế của hạ tầng số là gì, chính là việc nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu chiếm tỷ trọng 15,5% GDP toàn cầu năm 2016, tương đương 11,5 nghìn tỷ USD. Con số này còn được dự đoán tăng lên 25% trong vòng chưa đến một thập kỷ. Với thị trường, hạ tầng số có rất nhiều tác động:
- Thị trường mới nổi chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của kinh tế kỹ thuật số bởi dân số trẻ, đã quá quen với việc sử dụng internet.
- Nền kinh tế kỹ thuật số khuyến khích sự hòa nhập bằng sự liên kết con người khỏi những rào cản về khoảng cách, xã hội.
- Khoảng cách về tài chính có sự phân hóa rõ rệt ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng số ở khu vực châu Á đang tăng lên đáng kể và có thể đạt 512 tỷ USD vào năm 2040.
Kinh tế kỹ thuật số ngày càng phát triển kéo theo đầu tư cơ sở hạ tầng số ngày càng tăng (Ảnh: Internet)
Xu hướng vĩ mô trong hệ sinh thái cơ sở hạ tầng số
- Cơ sở hạ tầng số có sự kết nối nhưng phân bổ không đều. Các rào cản gia nhập, sự cạnh tranh giá đã thúc đẩy sự hợp nhất ở một số thị trường châu Á.
- Cơ sở hạ tầng dữ liệu châu Á đang phát triển nhanh nhưng đang tập trung ở một số địa điểm. Nền kinh tế phát triển kéo theo khối lượng công việc gia tăng và nhu cầu bảo mật cũng tăng lên. Các nhà cung cấp dịch vụ siêu cấp đang mở rộng đầu tư vào châu Á, đây là một thách thức lớn đối với các trung tâm dữ liệu viễn thông nhỏ lẻ.
- Kết nối IoT (Internet of Things) sẽ chiếm ưu thế trong những năm tới.
- Các dịch vụ nội dung, ứng dụng điện thoại thông minh, dịch vụ đám mây đang thống lĩnh thị trường, thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng gia tăng.
Từ những xu hướng trên đây, có thể đúc kết được bài học kinh nghiệm cho phát triển hạ tầng số:
- Kinh tế số đang nổi lên và trở thành động lực tăng trưởng quan trọng nhất không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại.
- Phát triển hạ tầng số bao gồm cả phần cứng và mềm là nền tảng của nền kinh tế số. Tuy nhiên phải phù hợp với sự phát triển của từng khu vực để xem xét một cách tổng thể.
- Nhu cầu cần thiết của nền kinh tế kỹ thuật số và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thực tế đang có khoảng cách ngày càng lớn. Ngoài ra, công nghệ ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng truyền thống đang dần bị tụt hậu.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng số có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới (Ảnh: Internet)
Hỗ trợ sự phát triển của cơ sở hạ tầng số
Lợi ích của cơ sở hạ tầng số là gì là điều rất nhiều người quan tâm. Hạ tầng số đang tạo ra những lợi thế kinh tế quan trọng. Nó có mối liên hệ mật thiết với tăng năng suất, chuyển hóa khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Ở những nước đang phát triển, với mức độ phủ sóng băng thông rộng tăng 10% thì GDP tăng trưởng tương ứng 1,4%.
Sự tăng trưởng của cơ sở hạ tầng số chủ yếu nhờ vào yếu tố tư nhân. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quá nhanh nên nguồn tài chính từ tư nhân hiện nay không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, mức đầu tư cần có để thiết lập hệ sinh thái cơ sở hạ tầng số cần rất nhiều so với nguồn vốn sẵn có.
Song song với điều đó, các ngân hàng phát triển đa phương (MDB) hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cũng chậm lại với ít hơn 1% nguồn lực của họ. Điều này được giải thích bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có sự bất cân xứng giữa nhu cầu dự kiến về dịch vụ và nguồn cung tài chính. Sự kết hợp của hai yếu tố này đã khiến khoảng cách tài chính ở châu Á ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt mức 133 tỷ USD.
Khi hạ tầng số phát triển sẽ có sự phân chia kỹ thuật số rõ rệt giữa dân số các vùng thành thị và nông thôn, giữa mức thu nhập và giới tính. Với ước tính 49% dân số toàn cầu không có quyền truy cập vào băng thông rộng.
Việc áp dụng lồng ghép ứng dụng công nghệ vào cơ sở hạ tầng truyền thống đã giúp việc phân bổ và quản lý các nguồn lực tốt hơn, nâng cao hiệu quả và năng suất. Công nghệ và các ứng dụng kỹ thuật số đã góp phần không nhỏ giúp cơ sở hạ tầng số bền vững hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành công nghệ thông tin là gì?
Kết luận
Trên đây, duavang.net đã cùng bạn tìm hiểu hạ tầng số là gì và tổng quan về cơ sở hạ tầng tác động đến nền kinh tế. Việc chuyển đổi cơ sở hạ tầng số sẽ mang đến nhiều lợi ích và lợi thế để phát triển. Để có cái nhìn trực quan nhất và có những lời khuyên phù hợp cho từng cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Jasmine Vu – Duavang.net