Sự bùng nổ của công nghệ kéo theo các giải pháp kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ. Những công nghệ khi được ứng dụng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Nắm được những xu hướng công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh và đánh bại đối thủ. Cùng duavang.net khám phá những xu hướng công nghệ trong thương mại điện tử hot nhất năm 2022.
Xu hướng công nghệ trong thương mại điện tử
Dữ liệu lớn (Big Data)
Công nghệ Big Data sẽ giúp doanh nghiệp phân tích được dữ liệu khách hàng. Nhờ đó sẽ đưa ra các thông tin chính xác về nhu cầu, hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những hoạt động phù hợp để tiếp cận khách hàng tốt hơn, nâng cao dịch vụ và trải nghiệm người dùng. Khi áp dụng big data, toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được đồng bộ và xử lý trong cùng một hệ thống. Vì thế, các hoạt động quản lý, thanh toán và vận chuyển đơn hàng được tối ưu hơn rất nhiều.
Xu hướng ứng dụng CNTT trong thương mại điện tử trong tương lai (Ảnh: Internet)
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử nổi bật nhất hiện nay không thể bỏ qua AI. Điển hình là sự ra đời của ứng dụng ChatGPT được Open AI phát hành tháng 11/2022 đã tạo nên làn sóng công nghệ mới. AI giúp doanh nghiệp dự đoán được xu hướng mua sắm dựa trên những sản phẩm mà người dùng đã từng lựa chọn. Từ đó sẽ đưa ra các hoạt động marketing cá nhân hóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Chẳng hạn như, khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm bất kỳ trong một thời điểm, các thông tin đó sẽ được xử lý và đưa ra dự đoán cho những sản phẩm phù hợp khác cho khách hàng. Trong suốt quá trình mua sắm, dữ liệu sẽ được xử lý, trang web sẽ đưa ra những gợi ý các sản phẩm tương tự sản phẩm mà người dùng đã chọn. Theo Digital Commerce 306, việc này có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi gấp 915% so với thông thường.
Headless Commerce
Headless commerce là một trong các giải pháp công nghệ trong thương mại điện tử dùng trong xây dựng website. Trong đó, front – end và back – end sẽ tách rời nhau, hoạt động như hai hệ thống độc lập. Chúng liên kết với nhau qua hệ thống API để đảm bảo việc lưu chuyển thông tin nhanh chóng giữa front – end, back – end. Việc sử dụng các công nghệ Headless như Shopify, Magento sẽ giúp tối ưu UI/UX trên website cho doanh nghiệp. Có thể tùy chỉnh trang web để phù hợp nhất với nhu cầu và thông tin được lưu truyền linh hoạt giữa các tính năng trên website.
Magento là một trong các nền tảng nổi bật ứng dụng công nghệ Headless Commerce trong việc xây dựng website của nhiều doanh nghiệp. Công nghệ headless từ Magento sẽ giúp dễ dàng mở rộng, tùy chỉnh website sao cho phù hợp nhất, tối ưu trải nghiệm người dùng và đẩy nhanh tốc độ website.
Sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên sự bùng nổ công nghệ AI vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống (Ảnh: Internet)
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
Yếu tố công nghệ trong thương mại điện tử tiếp theo được dự đoán sẽ lên ngôi chính là AR và VR. Các tính năng như thiết lập bản đồ 3D, hiển thị sản phẩm và thử sản phẩm ngay trên website dễ dàng hình dung các mặt hàng của doanh nghiệp. Qua đó, khách hàng có thể nhìn kỹ hơn về sản phẩm, có trải nghiệm gần như chân thực nhất để dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn.
Chatbot
Chatbot sẽ đóng vai trò như một nhân viên bán hàng trên chính website của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin trong thương mại điện tử được ứng dụng giúp doanh nghiệp có thể hỗ trợ trả lời khách hàng 24/7, đáp ứng được mong muốn được giải đáp nhanh nhất của khách hàng. Bằng việc sử dụng Chatbot, nhân viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc trả lời thủ công trước đây. Nhờ đó nâng cao được trải nghiệm khách hàng.
Chatbot là công nghệ trong thương mại điện tử đang được ứng dụng rất nhiều nhất là trong bán hàng online (Ảnh: Internet)
Tìm kiếm bằng giọng nói
Người dùng có thể sử dụng giọng nói để tìm kiếm sản phẩm, đưa ra các yêu cầu và trò chuyện với doanh nghiệp trên website thay vì dử dụng công cụ tìm kiếm thủ công. Công nghệ điều khiển bằng giọng nói như Siri, Alexa có thể được sử dụng. Các công nghệ này sẽ cho phép khách hàng tương tác với người bán, nhận các đề xuất tìm kiếm và mua hàng.
Mua sắm bằng di động (Mobile Commerce)
Mua sắm online bằng thiết bị di động đang là xu hướng công nghệ thương mại điện tử phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây. Chỉ cần có một chiết điện thoại thông minh có kết nối internet, người dùng có thể mua hàng vào bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu. Việc sử dụng điện thoại di động để mua sắm sẽ dễ dàng hơn cho khách hàng khi áp dụng các hình thức thanh toán online. Khi giao dịch trên ác sàn thương mại điện tử hiện nay, khách hàng có thể thanh toán qua ví điện tử, thẻ ngân hàng cực kỳ đơn giản chỉ với vài giây thao tác.
Sự phát triển của công nghệ trong thương mại điện tử thể hiện rõ nhất khi xu hướng mua sắm bằng di động ngày càng phổ biến (Ảnh: Internet)
Tích hợp nhiều phương pháp thanh toán online
Hình thức thanh toán online không ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng sẽ bỏ dở giữa chừng khi gian hàng không có hình thức thanh toán mà họ thường xuyên sử dụng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp những hình thức thanh toán online phổ biến để có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, thông tin thanh toán của khách hàng sẽ được lưu trữ trên các ứng dụng thanh toán online, khách hàng sẽ không cần làm lại nhiều thao tác nhập thông tin cho những lần mua sau.
Marketing với video
Các video ngắn và podcast đang là hai hình thức thu hút và giữ chân khách hàng cực kỳ hiệu quả so với những hình thức khác. Thay vì khách hàng phải đọc những thông tin về doanh nghiệp, thông qua xem video xe nắm bắt thông tin đó nhanh chóng hơn. Khách hàng cũng sẽ dễ hình dung hơn về sản phẩm và tương tác tốt hơn với doanh nghiệp.
Xu hướng marketing thông qua các video ngắn đã và đang thu hút khách hàng rất hiệu quả (Ảnh: Internet)
Social Commerce
Xu hướng đang phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thương mại điện tử thời điểm gần đây chính là Social Commerce. Đây là hình thức doanh nghiệp bán các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng xã hội như Facebook, TikTok, Instargram,… Các hình thức Social Commerce phổ biến hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng là bán hàng thông qua hình thức livestream, đăng bài lên fanpage, hội nhóm. Nền tảng Facebook, TikTok và Instargram đã cho phép thiết lập các cửa hàng trên đó. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều điểm chạm tiếp cận khách hàng và mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn cho họ. Chẳng hạn như, khách hàng khi tiếp cận đến các bài viết về sản phẩm trên mạng xã hội Facebook, họ hoàn toàn có thể đặt hàng trực tiếp trên đó mà không cần chuyển sang ứng dụng khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: An ninh thương mại điện tử
Kết luận
Trên đây, duavang.net đã giới thiệu các xu hướng công nghệ trong thương mại điện tử nổi bật được dự đoán sẽ cực kỳ phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, tùy vào tình hình, quy mô, nguồn vốn, sản phẩm và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn được những ứng dụng công nghệ hợp lý nhất cho mô hình kinh doanh của mình.
Jasmine Vu – Duavang.net