Thời đại công nghệ số đã giúp thương mại điện tử ngày càng phát triển lớn mạnh. Đồng nghĩa với các vấn đề về bảo mật và anh ninh mạng cho các sàn thương mại điện tử cần phải đặc biệt chú trọng. Theo Juniper Research cho thấy, tổng thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp bởi gian lận thanh toán trong giai đoạn 2021 – 2025 lên tới 206 tỷ USD. Vậy, để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn các phương thức tấn công mạng thì cần những giải pháp an ninh thương mại điện tử nào? Cùng duavang.net đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.
Mục Lục
An ninh thương mại điện tử là gì?
An ninh thương mại điện tử là quá trình làm hạn chế và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong thương mại điện tử về các chính sách, công nghê, thủ tục, tiêu chuẩn công nghệ hay pháp luật. Các trang web hay sàn thương mại điện tử hiện nay nếu không đảm bảo an toàn sẽ phát sinh các lỗi hoặc link bẩn. Người dùng khi tham gia có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân và bảo mật của mình.
Tìm hiểu về bảo mật thương mại điện tử là gì (Ảnh: Internet)
Mối đe dọa bảo mật về an ninh thương mại điện tử hiện nay
Các công ty thương mại điện tử hiện đang phải đổi mặt với rất nhiều những đe dọa về vấn đề bảo mật. Phổ biến nhất phải kể đến:
Gian lận tài chính
Hai loại gian lận tài chính nhiều người dễ gặp phải nhất là gian lận hoàn trả và gian lận thẻ tín dụng. Trong đó:
- Gian lận hoàn trả là hoạt động gửi các yêu cầu giả mạo của tin tặc để nhận tiền hoàn.
- Gian lận thẻ tín dụng là việc đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng để mua sắm các sản phẩm trên các cửa hàng trực tuyến. Trong trường hợp này, địa chỉ thanh toán và giao hàng sẽ khác nhau. Doanh nghiệp có thể cài đặt AVS để phát hiện và ngăn chặn hoạt động gian lận này.
An toàn và bảo mật trong thương mại điện tử (Ảnh: Internet)
Tấn công DDoS và DoS
Việc tấn công DDoS xảy ra khi máy chủ nhận được các yêu cầu truy cập quá lớn, bị quá tải và không thể xử lý. Thông qua các lỗ hổng bảo mật, tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển máy tính và gửi một số lượng lớn dữ liệu, yêu cầu đến email hoặc website nào đó từ máy tính của doanh nghiệp bạn.
Tấn công DDoS thậm chí còn được sử dụng để kéo dài thời gian xử lý, đánh lạc hướng doanh nghiệp. Khi sự cố DDos đang được giải quyết thì tin tặc sẽ thực hiện những cuộc tấn công phía sau. Khi doanh nghiệp nhận ra đã không còn kịp xử lý.
Mã độc
Các phần mềm độc hại có thể được tin tặc cài đặt trên hệ thống mạng của doanh nghiệp. Mã độc có thể đánh cắp các thông tin của nhân viên, khách hàng, các dữ liệu quan trọng hoặc lây nhiễm sang website của doanh nghiệp.
Cross-Site Scripting
Một đoạn mã JavaScrip độc hại có thể được những kẻ tấn công cài đặt trên website của doanh nghiệp. Khách hàng trực tuyến hay những người truy cập vào trang web đó sẽ là mục tiêu của chúng. Qua đó, các đoạn mã đó có thể truy cập vào cookies của người dùng và sử dụng dữ liệu đó để làm lợi. Để có thể hạn chế rủi ro, giải pháp cho an ninh thương mại điện tử cho doanh nghiệp có thể triển khai các chính sách bảo mật nội dung để ngăn chặn được các cuộc tấn công này.
XXS là một trong mối đe dọa đến an toàn thương mại điện tử của doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Bots
Tin tặc có thể phát triển các bots nhằm mục đích quét website của doanh nghiệp để lấy những thông tin về giá cả, hàng tồn kho. Thông thường, phương pháp này được các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh sử dụng để chỉnh sửa giá thấp xuống nhằm hạ thấp doanh thu của doanh nghiệp.
Tấn công xen giữa (Man in The Middle Attack)
Đây là cuộc tấn công mà tin tặc bí mật chuyển tiếp và làm thay đổi giao tiếp của hai bên. Chẳng hạn như, chúng nghe lén thông tin giữa khách hàng với cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp để lợi dụng những dữ liệu đó phá hoại hoạt động kinh doanh. Việc kết nối mạng wifi không an toàn của người dùng sẽ dễ được tin tắc lợi dụng.
Giải pháp cho an ninh thương mại điện tử
HTTPS và chứng chỉ SSL
Giao thức HTTPS chính là phần mở rộng của HTTP, còn được gọi là HTTP qua SSL. HTTPS giúp xác định website mà người dùng truy cập, bảo vệ an toàn và quyền riêng tư của dữ liệu. Đồng thời, nó còn giúp tăng thứ hạng tìm kiếm trên google trang web của bạn. HTPPS cũng giúp website ít gặp rủi ro tấn công mạng hơn với HTTPS.
Giải pháp bảo vệ an toàn thương mại điện tử (Ảnh: Internet)
Sử dụng tường lửa
Tường lửa là một giải pháp hữu hiệu cho an ninh thương mại điện tử. Chúng tạo ra lớp bảo mật toàn diện cho hệ thông website của doanh nghiệp, tránh kỹ thuật tấn công SQL injection, XSS và các cuộc tấn công mạng khác. Bên cạnh đó, lưu lượng truy cập website được kiểm soát nhằm đảm bảo chỉ các lưu lượng truy cập đáng tin cậy mới vào được website.
Chống xâm nhập và tấn công từ dịch vụ DDOS
Việc tấn công từ chối dịch vụ DoS là hoạt động làm sập mạng hoặc một máy chủ làm người dùng khác không thể truy cập vào mạng hay máy chủ đó. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp phòng chống, phát hiện các xâm nhập (IPS) và ngăn chặn sự tấn công toàn diện từ DDOS. Nhờ giải pháp này, doanh nghiệp có thể phát hiện sớm và nhanh chóng ngăn chặn được các cuộc tấn công của DDOS. Nhờ quá trình phân tích luồng dữ liệu, hệ thống sẽ phát hiện được các hành vi bất thường để ngăn chặn ngay lập tức đối tượng gây ra vấn đề đó.
Bảo mật Website và máy chủ
Quản trị viên của website nên sử dụng mật khẩu phức tạp và hãy thường xuyên thay đổi định kỳ. Doanh nghiệp cũng cần phân quyền quản trị trang web theo vai trò của nhân viên để giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu website. Bên cạnh đó, các thiết lập cảnh báo khi có IP lạ và đáng nghi đang cố gắng truy cập vào website của doanh nghiệp sẽ cần phải có.
Bảo mật website và máy chủ là một trong những giải pháp đảm bảo an ninh trong thương mại điện tử (Ảnh: Internet)
Sử dụng phần mềm chống mã độc
Một giải pháp mà các doanh nghiệp kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay cần phải có để đảm bảo an ninh thương mại điện tử là các phần mềm chống mã độc. Đây là một chương trình giúp phát hiện, loại bỏ, ngăn chặn mã độc lây nhiễm vào hệ thống mạng và máy tính. Mã độc bao gồm các loại virus, trojan, worm,… khi sử dụng phần mềm chống mã độc, doanh nghiệp sẽ ngăn chặn được nhiều mối nguy hiểm tấn công từ tin tặc.
Phần mềm CMDD – hệ thống giám sát an toàn thông tin và phòng chống mã độc của CMC Cyber Sercurity với sự tích hợp trí tuệ nhân tạo AI, máy học, công nghệ Automation cùng các giải páp bảo mật tiên tiến khác. Phần mềm CMDD dẽ đảm bảo hệ thống mạng, các ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp được theo dõi, giám sát, phát hiện các sự cố với tần suất hoạt động trong suốt 24/7.
Bảo mật cổng thanh toán trực tuyến
Doanh nghiệp nên chọn lựa các bên cung cấp giải pháp thanh toán thứ ba uy tín để xử lý các giao dịch từ website, tránh tự ý lưu trữ các thông tin dữ liệu về thẻ tín dụng của khách hàng. Việc này sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro về thanh toán và bảo mật thông tin khách hàng.
Bảo mật cho phương thức thanh toán trực tuyến sẽ hạn chế được những rủi ro thanh toán online (Ảnh: Internet)
Áp dụng các phương pháp bảo mật khác
Ngoài những giải pháp cho an toàn thương mại điện tử trên đây, doanh nghiệp có thể thực hiên một số thao tác để nâng cao an ninh như:
- Rà quét thường xuyên website và các tài nguyên trực tuyến để phát hiện được mã độc kịp thời.
- Sử dụng phần mềm và tính năng bảo mật website thương mại điện tử.
- Sao lưu dữ liệu.
- Lựa chọn giải pháp bảo vệ an ninh mạng uy tín và phù hợp với doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dropshipping là gì?
Kết luận
Thời đại công nghệ phát triển kéo theo vấn đề an ninh thương mại điện tử ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp. Tin tặc có thể tấn công bằng rất nhiều phương thức và gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống website thương mại điện tử vững chắc kết hợp với việc bảo trì, cập nhật thường xuyên là điều nên làm để doanh nghiệp tránh được rủi ro và đảm bảo an toàn thương mại điện tử.