Thương mại điện tử đang là xu hướng dẫn đầu sự phát triển của nền kinh tế. Đại dịch xuất hiện đã làm thay đổi hành vi, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn người dân. Thương mại điện tử nở rộ cũng là một điều tất yếu. Việc nắm bắt được xu hướng mới sẽ giúp các nhà bán hàng có cơ hội bứt phá lớn. Vậy xu hướng thương mại điện tử nào sẽ dẫn đầu xu thế trong năm 2023? Cùng Duavang.net tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Xu hướng thương mại điện tử năm 2023
Thương mại điện tử tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô kinh doanh nào cũng đang mở rộng sang mô hình kinh doanh này để tối đa hóa lợi nhuận. Dưới đây là những xu hướng của thương mại điện tử được dự kiến sẽ đi đầu trong năm 2022:
Social Commerce lên ngôi
Social Commerce hay bán hàng trực tiếp từ các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp sẽ tiếp tục vươn lên mạnh mẽ. Sự kết hợp giữa nội dung đa chiều với hình ảnh trực quan sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm chân thật, thú vị và thu hút nhiều tương tác của khách hàng hơn. Trong khi đó, lợi thế của mua sắm trực tuyến vẫn đảm bảo được an toàn, thuận tiện hơn hình thức mua bán trực tiếp tại cửa hàng.
Bên cạnh đó, tính năng livestream với bình luận, đánh giá sản phẩm ngày càng phổ biến hơn. Hình thức này giúp nâng cao được tính kết nối và tương tác với khách hàng. Social Commerce thu hút được người dùng nhờ các ứng dụng công nghệ hiện đại như hình ảnh 3D, livestream, AI, video 360 độ,… Điều này đã mang đến giao diện trải nghiệm thân thiện và cá nhân hóa, người dùng nhờ đó có được hành trình mua sắm mượt mà, thoải mái hơn.
Bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội qua hình thức livestream ngày càng phổ biến (Ảnh: Internet)
Nội dung sáng tạo bởi người dùng trở lên “quyền lực” hơn
Bên cạnh hình thức livestream bán hàng, dạng bài đánh giá, video ngắn đang là xu hướng thương mại điển tử phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram, Facebook,…
Đặc biệt, TikTok nổi bật lên với các video gắn nội dung khuyến mãi, quảng cáo được lồng ghép và truyền tải hấp dẫn đến người xem qua các hình thức như đánh giá sản phẩm, mở hộp,… Dạng video này đang rất được ưa chuộng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh. Video chỉ có thời lượng dưới 1 phút nhưng lại cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho người xem. Những video về “đập hộp” sản phẩm khi mua từ các nền tảng thương mại điện tử lại thu được rất nhiều lượt xem.
Mua sắm đa kênh – Tăng điểm chạm, thúc đẩy doanh thu
Một xu hướng thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2022 là mua sắm đa kênh. Ngày càng nhiều nhà bán hàng và thương hiệu tham gia kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử để da dạng hóa kênh bán hàng. Việc này giúp việc tiếp cận người dùng hiệu quả hơn, tăng khả năng thêm vào giỏ hàng và tái mua sắm của người dùng.
Mua sắm đa kênh mang đến lợi ích cho cả nhà bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Nhờ đưa thương hiệu lên nhiều kênh bán hàng, độ phủ thương hiệu sẽ được gia tăng và đẩy mạnh mối quan hệ với khách hàng.
Bán hàng đa kênh là một xu hướng tất yếu của thương mại điện tử (Ảnh: Internet)
Đa dạng phương thức thanh toán
Theo báo cáo từ Appota, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ví điện tử để giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử là 14% năm 2021, dự kiến sẽ tăng lên 22% trong hai năm tiếp theo. Phương thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD) đang ngày càng ít lại, và thay thế dần bởi sự phổ biến của các ví điện tử. Tuy nhiên, vấn đề an toàn và bảo mật vẫn là nỗi lo lắng của rất nhiều người, đặc biệt là phân khúc khách hàng trung niên, lớn tuổi và ở vùng nông thôn khi chưa tiếp cận nhiều với công nghệ.
Cam kết đảm bảo an ninh, bảo mật khi sử dụng ví điện tử là điều cấp thiết cần có của các bên cung cấp giải pháp thanh toán. Từ đó, có thể xây dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Những cam kết đó sẽ là nền tảng vững chắc để phương thức thanh toán kỹ thuật số phát triển trong tương lai.
Thanh toán qua ví điện tử khi mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi của nó (Ảnh: Internet)
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của người dùng
Cá nhân hóa người dùng là một xu hướng thương mại điện tử tất yếu khi mà trải nghiệm người dùng ngày càng đóng vai trò then chốt. Mục đích của việc cá nhân hóa là nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Nhờ việc khai thác những thông tin liên quan đến trải nghiệm mua sắm đa kênh của khách hàng, dữ liệu sẽ được tổng hợp.
Dữ liệu này là yếu tố nòng cốt giúp các nhà bán hàng và nền tảng thương mại điện tử cải thiện hành trình cá nhân hóa mua sắm. Công nghệ AI được ứng dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập và xử lý thông tin. Nhờ đó, nền tảng mua sắm này có thể thấu hiểu khách hàng hơn và đưa ra những trải nghiệm dành riêng cho người dùng.
>>> Có thể bạn quan tâm: M-commerce là gì?
Kết luận
Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang rất phát triển và thay đổi mạnh mẽ. Những thay đổi đó đều hướng đến việc mang lại những giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. Chính vì thế, việc nắm bắt những xu hướng thương mại điện tử là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ứng phó linh hoạt trước những biến đổi từ thị trường. Thông qua đó sẽ có những cải tiến mới, xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất để gia tăng doanh số của doanh nghiệp.
Jasmine Vu – Duavang.net