Hiện nay, thương mại cổ phần quân đội MB Bank là một trong những ngân hàng được tin dùng ở Việt Nam. Đây là một ngân hàng thuộc khối quân đội với tiềm lực tài chính vô cùng lớn giúp MB Bank có được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để có được vị thế như ngày hôm nay thì không thể không nhắc tới chiến lược marketing của MB Bank, đây là một chiến lược được đánh giá rất cao vì nó giúp MB Bank đứng vững khi cạnh tranh với nhiều ông lớn cùng ngành. Cùng duavang.net tìm hiểu ngay về chiến lược nổi bật ngành ngân hàng này trong bài viết sau nhé.
Mục Lục
- 1 Giới thiệu tổng quan về MB Bank
- 2 Chiến lược marketing của MB Bank
Giới thiệu tổng quan về MB Bank
Ngân hàng MB Bank có tên đầy đủ là ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, tên giao dịch tiếng anh là Military Commercial Joint Stock Bank. Đây là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam cũng chính là doanh nghiệp của quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc bộ quốc phòng. MB Bank được thành lập ngày 4/11/1994 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, tuy nhiên cho đến năm 2018 thì vốn điều lệ của MB Bank đã lên tới ~21 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản của MB Bank là hơn 300 nghìn tỷ đồng.
Các cổ đông lớn của MB Bank không thể không kể tới những cái tên như Vietcombank, Viettel, tổng công ty trực thăng Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở dịch vụ ngân hàng thì ngân hàng thương mại cổ phần quân đội còn tham gia các lĩnh vực như chứng khoán, kinh doanh địa ốc,… Hiện nay, ngân hàng quân đội MB Bank đã có mạng lưới ở khắp cả nước với hơn 100 chi nhánh và ~200 điểm giao dịch trên hầu hết các tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thành lập: Ngày 4 tháng 11 năm 1994
– Trụ sở chính: Tòa nhà MB Tower – Số 63 Lê Văn Lương, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
– Thành viên chủ chốt: Lê Hữu Đức – Chủ tịch, Lưu Trung Thái – Tổng giám đốc (2022)
– Sản phẩm: Dịch vụ tài chính
– Sứ mệnh: Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng
– Trang web: https://mbbank.com.vn/
Ngoài ra, MBBank cũng đã thành công niêm yết cổ phiếu của mình trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ CHí Minh (HSX) từ ngày 1/11/2011. Không dừng lại ở đó, trong năm 2011 MB Bank còn khai trương chi nhánh quốc tế thứ hai tại Phnom Penh – Campuchia. MB Bank cũng đã nâng cấp hệ thống Core T24 từ R5 lên R10. Chính nhờ những điểm này mà MB Bank đã nổi trội hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác. Vậy chiến lược marketing của MB Bank có gì đặc biệt mà có thể giúp thương hiệu này có chỗ đứng trên thị trường. Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo đây nhé.
Các mốc thời gian quan trọng của MB Bank
- Ngày 04 tháng 11 năm 1994: Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.
- Năm 2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).
- Năm 2003: MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.
- Năm 2004: MB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
- Năm 2005: MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.
- Năm 2006: Thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân đội MB Capital). Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ)
- Năm 2008: MB tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
- Năm 2009: MB ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.
- Năm 2010: Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào).
- Năm 2011: Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 01 tháng 11 năm 2011. Khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài (Campuchia). Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10
- Năm 2019: MB ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
- Năm 2020: MB được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam”
Sơ lược về ngân hàng TPCP Quân Đội MBBANK (Ảnh: Internet)
Chiến lược marketing của MB Bank
MBBank đã thực hiện rất nhiều chiến lược nhỏ rất bài bản theo kế hoạch marketing tổng thể của hãng. Cùng điểm lại một số chiến lược quan trọng giúp MB Bank đã có được thành công như ngày hôm nay nhé.
Chiến lược đổi mới thương hiệu của MB Bank
Vào ngày 4/11/2019, nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập ngân hàng, MB Bank đã có một sự thay đổi vô cùng quan trọng đó là thay đổi toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu. Theo phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc MBBank – Lưu Trung Thái thì khi đó, MB Bank đã có nền tảng và tiềm lực tài chính vững chắc nên họ muốn thực hiện một bước đi táo bạo nhằm chuyển đổi thành một ngân hàng số toàn diện và đặt khách hàng làm trung tâm. Theo ông thì việc chuyển dịch này là chiến lược cần thiết để tạo nên sự khác biệt cho MB, giúp MB đến gần khách hàng của mình hơn. Từ đó có những bước đi mới trong tương lai.
Hình ảnh bộ nhận diện thương hiệu mới của MB Bank nhằm thể hiện sứ mệnh của mình đó là trở thành một ngân hàng số chuyên nghiệp hơn, thông minh hơn.
Sự thay đổi về hình ảnh logo
Hình ảnh ngôi sao trong logo mới được thay đổi so với logo cũ và nó được ghép từ 10 hình khối màu đỏ đặt gần nhau. Điều này thể hiện sự chuyển động và đổi mới của ngân hàng với mục đích được phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Ngoài ra, bên cạnh ngôi sao đỏ thì chữ M và chữ B cũng được thay đổi font chữ tối giản nhưng vững chắc và mang rất nhiều ý nghĩa khác nữa.
Sự thay đổi về màu sắc logo
Sau thay đổi thì logo của MB vẫn là sự kết hợp của ba màu chính là màu đỏ và xanh dương trên nền màu trắng. Trong đó màu đỏ là màu thể hiện sự nhiệt huyết, tận tâm trong các hoạt động, các giao dịch của MB Bank. Màu xanh dương thể hiện sự hy vọng và phát triển cũng như mong muốn đi xa hơn trong tương lai, quan trọng hơn là vẫn sẽ luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Màu trắng còn lại thể hiện sự minh bạch, rõ ràng trong tất cả các hoạt động của thương hiệu.
Sự thay đổi về hình ảnh logo của MB (Ảnh: Internet)
Tầm nhìn và sứ mệnh của MB Bank
Ngay từ ban đầu thì MB đã có tầm nhìn sẽ đưa ngân hàng của mình trở thành một ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng. Sứ mệnh của MB cũng được định hình ngay từ ban đầu là “Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng”.
Chính vì đặt ra mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh ngay từ ban đầu nên các hoạt động kinh doanh của MB đều rất hiệu quả, từ đó cho thấy được sự uy tín trong ngành tài chính ở Việt Nam. Hơn nữa, các dịch vụ của MB cũng rất đa dạng từ cơ sở dữ liệu, công nghệ ứng dụng,… Mục tiêu của MB Bank là trở thành ngân hàng VIệt Nam kinh doanh an toàn và hiệu quả trong tương lai gần.
Chiến lược sản phẩm của MB Bank
Trong chiến lược marketing của MB Bank về sản phẩm thì họ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ vay với các mức lãi suất khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. Điều này lý giải tại sao lãi suất của MB áp dụng theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Hơn nữa, MB cũng là ngân hàng có chất lượng nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán tốt nhất trên thị trường hiện nay. Với các bước đi trên, MB đã trở thành ngân hàng được tin tưởng mỗi khi khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Chiến lược phân phối của MB Bank
Trong chiến lược phân phối của mình, MB đã mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình trên 49 tỉnh thành với gần 300 chi nhánh và phòng giao dịch lớn nhỏ. Các chi nhánh và phòng giao dịch của MB Bank chủ yếu được đặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,…
Không dừng lại ở đó, các chi nhánh của MB Bank đều được thiết kế theo mô hình ngân hàng tự động (Autobanking) cùng với những chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp. Trong mỗi chi nhánh của MB thông thường sẽ bao gồm 2 khu vực:
- Khu vực ngân hàng tự động (Autobanking): Hoạt động 24/24 và được đặt ở các máy ATM với chức năng như một ngân hàng giúp người dùng chủ động chuyển tiền, rút tiền, xem sao kê tài khoản,…
- Khu vực giao dịch: Đây là khu vực có chuyên viên tư vấn trong giờ hành chính. Các quầy giao dịch đều được thiết kế thân thiện, không khoảng cách xa, không kính chắn. Điều này giúp tạo cảm giác gần gũi với khách hàng tới giao dịch.
MB cũng là ngân hàng đầu tư rất nhiều cho các kênh phân phối điện tử như tổng đài, Internet, ATM, điện thoại,… Các khách hàng sở hữu thẻ MB đều có thể giao dịch trực tiếp tại hàng nghìn máy ATM của MB và các đối tác có liên kết. Không dừng lại ở đó, khách hàng của MB cũng có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng như mở thẻ trực tuyến, đăng ký vay tiêu dùng,… thông qua Website, ứng dụng chứ không cần tới chi nhánh. Dịch vụ ngân hàng điện tử của MB Bank cũng đa dạng như Internet Banking, Mobile Banking, Home Banking, Billing Payment, Contact Center,… Có thể thấy, với hệ thống phân phối rộng khắp từ online tới offline thì bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với MB, từ đó tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng.
Chiến lược phân phối của MB Bank (Ảnh: Internet)
Chiến lược marketing “sĩ diện” của MB Bank
Hiểu được tâm lý của người Việt Nam đó là thích được coi trọng, thích được lựa chọn, thích sử dụng số tài khoản đẹp thì MB Bank đã có một bước đi vô cùng khôn ngoan. Nếu bạn bước chân vào bất cứ chi nhánh hay phòng giao dịch nào thì cũng sẽ thấy nhân viên ở đây tiếp đón bạn vô cùng niềm nở và chăm sóc bạn một cách tốt nhất, điều này giúp khách hàng của MB thấy được coi trọng.
Ngoài ra, MB còn ra mắt dịch vụ mở tài khoản số đẹp miễn phí, mở tài khoản giống số điện thoại của khách hàng. Với chiến lược này, MB đã thu hút được một lớn khách hàng vô cùng lớn.
Một chiến lược khác giúp MB thu hút lượng lớn người dùng chính là chương trình tặng tiền cho khách hàng giới thiệu bạn bè sử dụng dịch vụ, mở tài khoản tại MB Bank.
Chiến lược marketing sĩ diện của MB Bank đã thành công khi thu hút được lượng lớn khách hàng mới (Ảnh: Internet)
Chiến lược xúc tiến thương mại của MB Bank
Chiến lược quảng cáo của MB
MB đã từng thực hiện một chiến dịch rất thành công đó là chương trình “Bạn cần vay hay gửi, đến MB đều có quà”. Chiến dịch quảng cáo này đã được MB thực hiện chính bằng hình thức quảng cáo OOH trên các xe ô tô tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố lớn nên dân cư vô cùng đông đúc, giao thông thường xuyên tắc nghẽn nên người đi đường có thời gian để quan sát và ghi nhớ những banner quảng cáo này.
Chiến dịch quảng cáo ooh của MB Bank (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, MB cũng không bỏ qua những phương tiện kỹ thuật số khác đẻ quảng cáo như truyền hình, mạng xã hội, Internet, email marketing,… Năm 2021, TVC quảng cáo của MB Bank đã thu hút hàng ngàn lượt xem với lượt tương tác rất cao trên các nền tảng.
Chiến lược khuyến mãi của MB
Trong bất cứ ngành nào thì khuyến mãi là hoạt động marketing không thể thiếu và trong ngành ngân hàng cũng vậy. Khi đại dịch Covid-19 ập tới thì MB Bank cũng đã triển khai chương trình ưu đãi giảm lãi vay 0,9% cho khách hàng doanh nghiệp với 3 ưu đãi sau:
- Dựa trên doanh số chuyển tiền về MB trong quý liền trước. Vì vậy, doanh nghiệp chuyển tiền về càng nhiều thì lãi suất càng giảm nhưng không quá 0,7%/năm cho quý tiếp theo.
- Giảm 0,2% lãi suất/năm với các khoản giải ngân 100% vào tài khoản của đối tác MB.
- Đạt cả 2 điều kiện trên thì lãi suất cho vay cho doanh nghiệp giảm ở mức tối đa là 0,9%/năm.
Các hoạt động xã hội của MB
Ngoài quảng cáo và khuyến mãi thông thường, bản thân là một doanh nghiệp trực thuộc bộ quốc phòng thì MB Bank cũng quan tâm tới các hoạt động xã hội. Trong chương trình “Hà Nội chung tay hành động đẩy lùi dịch Covid-19” do ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP. Hà Nội phát động, MB đã trực tiếp trao tặng 10 tỷ đồng hưởng ứng chương trình. Ngoài ra, MB cũng đăng ký 5.000 liều Vaccine Covid-19 cho cán bộ nhân viên của ngân hàng. Không dừng lại ở đó, MB còn hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị y tế, lương thực và nhiều vật dụng thiếu yếu cho các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Các hoạt động xã hội của MB Bank – MB ủng hộ quỹ chống dịch (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của BIDV
Lời kết
Trên đây là chia sẻ về chiến lược marketing của MB Bank, có thể thấy MB Bank là một ngân hàng được đánh giá rất cao không chỉ vì nó là ngân hàng thuộc khối quân đội. Những chiến lược marketing của ngân hàng MB Bank đã cho chúng ta và các ông lớn khác trong ngành phải trầm trồ khen ngợi. Vậy trong tương lai MB Bank sẽ có những chiến lược đột phá nào để cạnh tranh với ngân hàng thuộc Big 4 Việt Nam, chúng ta cùng chờ đợi trong thời gian tới nhé.
Edward Nguyen – duavang.net