Thứ Hai, 19 Tháng 5 , 2025
Dứa Vàng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
No Result
View All Result
duavang.net - Chuyên trang tổng hợp kiến thức cho mọi lứa tuổi
No Result
View All Result
Shopee Shopee Shopee

Tìm hiểu và phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

Jasmine Vu Bởi Jasmine Vu
4 Tháng 1, 2022
in Tài Chính - Marketing
0

Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất hiện nay cả trên thế giới và Việt Nam. Hãng cà phê với hình ảnh “cô tiên xanh” đã và đang có một chỗ đứng vững chãi trên thị trường FMCG đầy cạnh tranh khốc liệt. Với hơn 23.000 các cửa hàng có mặt trên khắp 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể thấy Starbucks đã nghiên cứu rất kỹ thị trường để có thể phủ sóng thương hiệu và đạt được thành công đến vậy. Hôm nay, duavang.net sẽ cùng các bạn đi phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks để xem hãng đã tận dụng mô hình này như thế nào để có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhé!

Mục Lục

  • 1 Giới thiệu tổng quan về Starbucks
  • 2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks
    • 2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành của Starbucks
    • 2.2 Quyền thương lượng của khách hàng
    • 2.3 Quyền thương lượng của nhà cung cấp
    • 2.4 Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế
    • 2.5 Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Giới thiệu tổng quan về Starbucks

Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng xuất xứ từ Mỹ với 23.000 quán trên 64 quốc gia, được coi là hãng cà phê quốc dân của đông đảo người hâm mộ trên khắp thế giới.

Được thành lập lấy cảm hứng từ Alfred Peet, những người chủ sáng lập của Starbucks ban đầu mua hạt cà phê xanh từ Peet’s. Một thời gian sau, họ bắt đầu mua hạt cà phê trực tiếp từ các nông trại sau khi đã chuyển về 1912 Pike Llace.

Khi mới thành lập, Starbucks chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán các thiết bị xay cà phê và cà phê hảo hạng. Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks sau này đã nhận ra tiềm năng của phong cách phục vụ cà phê Ý đến nước Mỹ đã làm thay đổi lịch sử của Starbucks.

Từ khi gia nhập vào Starbucks năm 1982, Howard Schultz với cương vị Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị đã đưa ra định hướng, ý tưởng bán cả cà phê hạt cùng cà phê xay sau một chuyến đến Milan, Ý. Ý tưởng này đã bị những nhà chủ sở hữu từ chối, họ tin rằng việc kinh doanh đồ uống sẽ làm công ty đi ngược với định hướng ban đầu. Bởi đối với họ, cà phê là một thức uống được chuẩn bị sẵn tại gia đình. Nhưng họ đã quyết định chế biến sẵn các mẫu thử nước uống giới thiệu cho khách hàng. Sau đó, tháng 4 năm 1986, chuỗi II Giornale bar cà phê đã được Schultz cho ra mắt.

Năm 1984, Starbucks đã nắm cơ hội mua lại Peet. Phải đến năm 2013, Starbucks mới đặt chân vào thị trường Việt Nam với cửa hàng đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã tạo nên một hiện tượng mới của giới trẻ trong nước thời đó. Starbucks cực kỳ thành công ở thị trường Trung Quốc và dẫn đầu ở nhiều thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản,… Starbucks đã nhiều năm liền đạt được giải thưởng Big Tick do hiệp hội Business in the Community trao tặng về sự xuất sắc trong CSR.

Ở các nước phát triển, Starbucks được bán như một loại đồ uống dùng hàng ngày. Ở Việt Nam, hãng cà phê “cô tiên xanh” được gắn mác cà phê “sang chảnh” cùng không gian quán sang trọng nhắm đến phân khúc khách hàng tầm trung và cao cấp.

Ngoài cà phê và các loại đồ uống, Starbucks còn phát triển các sản phẩm cốc sứ, bình giữ nhiệt, các sản phẩm theo sự kiện hoặc mùa trong năm đem về doanh thu rất khủng.

Sơ lược tổng quan về Tập đoàn Starbucks

– Thành lập: 1971

– Trụ sở chính: Seattle, Washington, Hoa Kỳ

– Người sáng lập: Zev Siegl, Jerry Baldwin và Gordon Bowker

– Nhân viên chủ chốt: Howard Schultz (Chủ tịch, President và CEO) Troy Alstead (Giám đốc tài chính) Stephen Gillett (Giám đốc thông tin) – 2021

– Ngành: Nhà hàng Bán lẻ cà phê và trà bán lẻ đồ uống, Giải trí

– Sản phẩm: Cà phê, Trà đóng hộp, Đồ giải khát, Hàng hóa, Đồ uống nhẹ

– Trang web: https://www.starbucks.com/

Giới thiệu tổng quan về Starbucks

Giới thiệu tổng quan về Starbucks – Thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới (Ảnh: Internet)

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một công cụ đơn giản mà hiệu quả dùng để phân tích mức độ cạnh tranh trong một ngành. Dựa vào mô hình này, doanh nghiệp có thể phân tích được vị trí của mình, điểm mạnh điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh cũng như sức mạnh cạnh tranh của đối thủ ra sao. Mối đe dọa tiềm tàng từ các sản phẩm thay thế, khả năng thương lượng của nhà cung cấp hay sức mạnh của khách hàng. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter được sử dụng để phân tích tất cả các lực lượng có thể tác động đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, Trong mô trường toàn cầu hóa, mô hình này lại càng trở nên phù hợp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Cùng tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks dưới đây để hiểu rõ hơn mô hình này trong ngành FMCG, điển hình là thị trường cà phê.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

Tìm hiểu về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược Marketing của Starbucks

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành của Starbucks

Ngành công nghiệp nhà hàng phục vụ cà phê và đồ ănh nhanh hiện nay phát triển rất mạnh mẽ. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành cà phê của Starbucks ở mức trung bình đến cao. Bởi sự cạnh tranh độc quyền cũng như số lượng doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành để giành thị phần là rất lớn. Đối thủ của Starbucks bao gồm Dunkin, McCafe, các cửa hàng, các quán cà phê địa phương. Tại Mỹ, Starbucks hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với hơn 40% thị phần. Với chất lượng cao cấp và sự khác biệt trong sản phẩm, Starbucks đã có một số lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh khác. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks cho thấy sự mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh trong ngành nhờ năng lực cốt lõi của thương hiệu.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành cà phê vẫn luôn rất lớn khi có rất nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau để giành thị phần. Nhìn chung, không gian trong ngành vẫn luôn có cho những doanh nghiệp mới tham gia. Điều này làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành vốn đã rất khốc liệt.

Starbucks có thể kiểm soát mối đe dọa cạnh tranh dựa trên chất lượng sản phẩm cao cấp và chất lượng dịch vụ khách hàng của mình. Ngoài ra, nhiều loại cà phê, đồ uống,… đang được cung cấp bởi Starbucks cũng đang được các đối thủ cạnh tranh khác cung cấp. Tuy nhiên, nhờ có các sản phẩm “đặc trưng” riêng đã giúp Starbucks xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của họ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành của Starbucks

McCafe và Dunkin là đối thủ cạnh tranh lớn của Starbucks trên thị trường quốc tế (Ảnh: Internet)

Quyền thương lượng của khách hàng

Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks, yếu tố thương lượng của khách hàng ở mức tương đối cao. Starbucks đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt, đồng nghĩa với đó là người tiêu dùng đang có rất nhiều lựa chọn. Nếu Starbucks hay bất kỳ thương hiệu khác cố tình tăng giá của sản phẩm, khách hàng sẽ dễ dàng bỏ đi vì chi phí chuyển đổi thấp đối với họ. Tuy nhiên, Starbucks có một lợi thế chính là không gian cửa hàng và hương vị đặc biệt độc đáo của sản phẩm. Khách hàng của họ chủ yếu là những người rất nhạy cảm về chất lượng, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng cao. Điều này đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trung thành với thương hiệu này.

Quyền thương lượng của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks chỉ có thể gây áp lực ở mức từ thấp đến trung bình. Với hơn 23.000 cửa hàng trên toàn cầu, Starbucks có thể tận dụng được lợi thế về quy mô và lợi ích kinh tế theo quy mô. Thêm vào đó, vì yêu cầu cung cấp lớn mà Starbucks đang làm việc với một lượng nhà cung cấp lớn trên khắp thế giới, nên họ là một nhân tố quan trọng đối với các nhà cung cấp. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng sẵn sàng đưa ra các điều khoản có lợi để có thể được liên kết, làm việc với Starbucks. Chi phí chuyển đổi của Starbucks cũng không cao. Trừ cà phê Arabica, các loại cà phê còn lại theo yêu cầu của Starbucks thì đều có sẵn. Starbucks còn triển khai các chính sách phát triển với những người nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới, không thông qua các trung gian nào. Điều này giúp hãng có quyền kiểm soát cao hơn đối với chuỗi cung ứng của mình. Starbucks cũng phát triển mối quan hệ với cộng đồng trồng ca cao và chè rất tuyệt vời trong việc giáo dục về phương pháp canh tác tốt hơn, giúp họ thu được lợi nhuận tối đa hơn. Do đó, các nhà cung cấp không có tư cách mặc cả hay cố gắng tác động đến giá nguyên vật liệu đối với Starbucks. Hơn nữa, số lượng nhà cung cấp cũng rất nhiều, Starbucks cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn.

Quyền thương lượng của nhà cung cấp

Chuỗi cung ứng phục vụ các cửa hàng của Starbucks (Ảnh: Internet)

Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế

Số lượng các sản phẩm như trà, cà phê, thực phẩm thay thế cho Starbucks rất nhiều. Điều này cho thấy mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks với mối đe dọa từ sản phẩm thay thế rất cao. Trong đó, rất nhiều sản phẩm thay thế có giá thấp hơn so với giá các sản phẩm của Starbucks. Từ nước trái cây, trà, đồ uống có cồn, không cồn đều có một số sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường. Rất nhiều nhà hàng, quán rượu cung cấp những sản phẩm chất lượng và không gian tốt. Thêm một nguồn đe dọa khác chính là các sản phẩm đồ uống hiện nay người tiêu dùng có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, Starbucks có một số yếu tố có thể làm giảm mối đe dọa này ở một mức độ nào đó. Chính là cà phê chất lượng cao với cả cà phê đóng gói và máy pha cà phê cao cấp, bầu không khí tuyệt vời, dịch vụ khách hàng tuyệt vời, cùng với lượng khách hàng trung thành của thương hiệu Starbucks khá lớn.

Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế

Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế của Starbucks như các hãng cafe, trà sữa, đồ uống mới lạ trên thị trường (Ảnh: Internet)

Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Có một số rào cản nhất định khi gia nhập ngành FMCG. Việc thiết lập một chuỗi cửa hàng khổng lồ như Starbucks đòi hỏi mất nhiều thời gian cũng như đầu tư chi phí lớn để phát triển và sự trung thành với thương hiệu. Hiện tại, Starbucks đã khiến khách hàng cảm nhận và thích thú với các sản phẩm của mình, việc gia nhập và thu hút khách hàng của Starbucks không hề dễ dàng. Mức độ bão hòa trong ngành đồ uống cà phê ở mức cao vừa phải. Những doanh nghiệp mới tham gia có thể cạnh tranh với Starbucks ở cấp địa phương. Tuy nhiên, khả năng thành công của họ chỉ ở mức trung bình hoặc thấp. Các thương hiệu này chỉ có thể thu hút được khách hàng bằng việc áp dụng mức giá thấp hơn. Sự gia nhập của McDonalds thông qua McCafe cũng đem đến mối đe dọa tăng lên ở mức độ nào đó Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbuck nhìn chung ở mức trung bình. Bởi Starbucks đã chiếm được thị phần lới dựa trên chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng của mình.

Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Starbucks có một lượng khách hàng trung thành lớn nên mối đe dọa từ doanh nghiệp mới tham gia chỉ ở mức trung bình (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Kết

Thông qua việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks trên đây có thể thấy, thương hiệu “cô tiên xanh” vẫn luôn mạnh mẽ chống lại các áp lực cạnh tranh nhờ năng lực cốt lõi của mình. Có thể thấy, Starbucks đã kiểm soát tốt mối đe dọa từ các lực lượng cạnh tranh dựa trên chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Starbuck đã vận dụng tốt mô hình này để có cái nhìn tổng quan nhất, nhờ đó mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành FMCG đầy khốc liệt. Starbucks đã đạt được những thành tựu đáng nể, với một lượng khách hàng thân thiết mà nhiều thương hiệu đồ uống khác phải mơ ước.

Jasmine Vu – duavang.net

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Previous Post

9420 là gì? Điều bạn chưa biết về dãy số tưởng chừng như vô nghĩa này

Next Post

#5 Cách làm chuối chiên đơn giản, thơm ngon, giòn rụm tại nhà

Bài Viết Liên Quan

Ngành xây dựng là gì
Tài Chính - Marketing

Ngành xây dựng là gì? Thách thức và cơ hội phát triển trong chuyển đổi số

27 Tháng 6, 2023
Điện lạnh là gì
Công Nghệ - Thủ Thuật

Điện lạnh là gì? Tương lai và xu hướng phát triển ngành sau đại dịch

22 Tháng 6, 2023
Proptech là gì
Công Nghệ - Thủ Thuật

Proptech là gì? Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành bất động sản

19 Tháng 6, 2023
Hạ tầng số là gì
Công Nghệ - Thủ Thuật

Hạ tầng số là gì? Xu hướng phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số

17 Tháng 6, 2023
Các tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử
Tài Chính - Marketing

Những tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử không thể bỏ qua

16 Tháng 6, 2023
Thị trường ngách là gì
Tài Chính - Marketing

Thị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách phù hợp

15 Tháng 6, 2023

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tra cứu phạt nguội

Đang kiểm tra...

Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.

QR Code

Bài Viết Mới Nhất

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

2 Tháng 5, 2025
Phân tích báo cáo tài chính EG32

Học từ xa #42: Học phần Phân tích báo cáo tài chính – EG32.100

20 Tháng 4, 2025
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - EG45.087

Học từ xa #41: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – EG45.087

20 Tháng 4, 2025
Quản trị rủi ro EG36

Học từ xa #40: Học phần Quản trị rủi ro – EG36.058

12 Tháng 5, 2025
Tài chính doanh nghiệp - BA51.095

Học từ xa #39: Học phần Tài chính doanh nghiệp – BA51.095

24 Tháng 2, 2025

Bài Viết Đang Hot

Tin học đại cương eg12.169

Học từ xa #7: Học phần tin học đại cương EG12.169

26 Tháng 8, 2024
nguyen-ly-ke-toan-eg17-111

Học từ xa #18: Học phần Nguyên lý kế toán – EG17.111

26 Tháng 8, 2024
Marketing căn bản - EG18.084

Học từ xa #14: Học phần Marketing căn bản – EG18.084

26 Tháng 12, 2024
Kinh tế v mô EG13.096

Học từ xa #10: Học phần Kinh tế vi mô – EG13.096

20 Tháng 4, 2025

Giới thiệu

https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.

Liên hệ

– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội

– Hotline: 083 727 1993

– Email: lienhe.duavang@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Chính sách và điều khoản

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

x
x