Thứ Hai, 19 Tháng 5 , 2025
Dứa Vàng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
No Result
View All Result
duavang.net - Chuyên trang tổng hợp kiến thức cho mọi lứa tuổi
No Result
View All Result
Shopee Shopee Shopee

Câu rút gọn là gì? Mục đích và cách sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp

Jasmine Vu Bởi Jasmine Vu
11 Tháng 12, 2021
in Là Gì
0

Trong quá trình giao tiếp, chắc hẳn không ít lần chúng ta từng sử dụng câu rút gọn để câu văn được ngắn gọn, xúc tích hơn. Vậy câu rút gọn là gì? Cách dùng câu rút gọn như thế nào cho hợp lý? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các kiến thức về câu rút gọn mà chúng ta đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 nhé! Mời các bạn cùng ôn lại kiến thức cùng duavang.net.

Mục Lục

  • 1 Câu rút gọn là gì?
    • 1.1 Khái niệm câu rút gọn
    • 1.2 Ví dụ về câu rút gọn
  • 2 Các kiểu câu rút gọn thường gặp
      • 2.0.1 Câu rút gọn chủ ngữ
      • 2.0.2 Câu rút gọn vị ngữ
      • 2.0.3 Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ
  • 3 Mục đích của câu rút gọn là gì?
  • 4 Cách sử dụng câu rút gọn
  • 5 Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu rút gọn là gì?

Khái niệm câu rút gọn

Câu rút gọn là gì, nó được hiểu đơn giản là những câu bị lược bỏ một số thành phần của câu. Các thành phần có thể lược bỏ là chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Tùy theo hoàn cảnh, mục đích cụ thể mà ta có thể lược bỏ đi những thành phần phù hợp. Tuy nhiên, phải đảm bảo nội dung cần truyền đạt, câu văn không khiếm nhã, cộc lốc.

Câu rút gọn là gì

Khái niệm câu rút gọn là gì? Câu rút gọn tiếng Anh (Ảnh: Internet)

Ví dụ về câu rút gọn

Ví dụ 1:

Hạnh hỏi Mai: Bao giờ cậu về Hà Nội thế?

Mai trả lời: Ngày mai tớ sẽ về Hà Nội. Đây sẽ là câu văn hoàn chỉnh có đầy đủ các thành phần trong câu.

Mai trả lời: Ngày mai đi. Đây là câu rút gọn, đã được lược bỏ phần chủ ngữ.

Thông thường, mẫu câu rút gọn này thường được sử dụng phổ biến trong văn nói, trong các cuộc hội thoại giao tiếp giữa những người thân quen hoặc cùng cấp bậc. Tuy nhiên, câu rút gọn còn được dùng trong tục ngữ, cao dao, thơ ca,…

Ví dụ 2:

Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu đầy đủ mà chúng ta cần viết hoặc nói là: Chúng ra đều nên ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Các kiểu câu rút gọn thường gặp

Sau khi đã tìm hiểu về câu rút gọn là gì, các kiểu câu rút gọn mà chúng ta thường gặp đó là: rút gọn chủ ngữ, rút gọn vị ngữ, rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. Để hiểu kỹ hơn về các kiểu câu này, cùng tham khảo các ví dụ dưới đây nhé:

Câu rút gọn chủ ngữ

Câu rút gọn chủ ngữ là những câu được rút gọn thành phần chủ ngữ. Ví dụ như:

Hạnh nói với Mai: Bao giờ cậu đi làm?

Mai trả lời: Ngày mai đi. Đây là câu rút gọn chủ ngữ, trong câu chỉ còn trạng ngữ và vị ngữ.

Câu trả lời đầy đủ: Ngày mai tớ đi làm.

Câu rút gọn vị ngữ

Câu rút gọn vị ngữ là câu được rút gọn thành phần vị ngữ. Ví dụ câu rút gọn vị ngữ:

Hạnh: Có những ai đi tham gia văn nghệ của trường nhỉ?

Mai: Hà và Hoa. Đây là câu đã rút gọn đi phần chủ ngữ.

Câu đầy đủ: Hà và Hoa tham gia văn nghệ.

Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ

Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ là những câu đã được rút gọn cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp. Ví dụ như:

Hà: Mấy giờ cậu đi làm?

Mai: 7 giờ. Đây là câu đã rút gọn cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, chỉ còn phần trạng ngữ trong câu.

Câu đầy đủ: 7 giờ tớ đi làm.

Các kiểu câu rút gọn thường gặp

Ví dụ câu rút gọn. Các kiểu câu rút gọn thường gặp (Ảnh: Internet)

Mục đích của câu rút gọn là gì?

Việc lược bỏ bớt một số thành phần trong câu với mục đích câu rút gọn là gì? Việc sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người nói, cụ thể như sau:

  • Giúp cho câu văn ngắn gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm bảo thông tin, nội dung muốn truyền đạt.
  • Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ ở những câu nói trước đó.
  • Ngụ ý suy nghĩ, hành động trong câu dùng chung cho tất cả mọi người nên dễ hiểu đối với tất cả mọi người.
  • Lược bỏ chủ ngữ giúp câu nói mang ý nghĩa tổng quát hơn, từ đó thông tin mà người nghe tiếp nhận nhanh hơn, chính xác hơn.
  • Ngoài ra, câu rút gọn giúp nhấn mạnh nội dung, người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính hơn.

Cách sử dụng câu rút gọn

Khi sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không phải câu nào cũng có thể rút gọn. Tùy theo ngữ cảnh cụ thể và mục đích để có thể lược bỏ bớt thành phần trong câu sao cho phù hợp.
  • Không nên quá lạm dụng rút gọn câu vì nó sẽ khiến người nghe thấy khó chịu. Ngoài ra, tránh rút gọn làm cho câu văn trở nên cộc lốc.
  • Việc rút gọn câu cần phải đảm bảo đúng nội dung truyền đạt, tránh việc người nghe hiểu sai hoặc không hiểu ý nghĩa câu.
  • Trong giao tiếp chỉ nên sử dụng câu rút gọn với người cùng trang lứa, cùng cấp bậc. Không nên rút gọn câu khi đang giao tiếp với người vai vế trên như cha, mẹ, ông, bà,.. vì như vậy là thiếu tôn trọng với bề trên.

Cách sử dụng câu rút gọn

Tác dụng của câu rút gọn là gì? (Ảnh: Internet)

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Có rất nhiều người cho rằng, câu rút gọn giống với câu đặc biệt bởi chúng đều không có đầy đủ các thành phần để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, điều đó không phải là nhận định đúng vì đây là hai loại câu hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Câu rút gọn Câu đặc biệt
Là những câu đã được lược bỏ một số thành phần trong câu nhằm tăng hiệu quả giao tiếp mà không mất đi ý nghĩa nguyên bản của câu. Là những câu không được cấu tạo từ mô hình chủ ngữ – vị ngữ
Có khả năng khôi phục lại những thành phần đã bị lược bỏ Không có khả năng khôi phục lại chủ ngữ, vị ngữ

Để có thể hiểu rõ hơn hai loại câu này, cùng tham khảo ví dụ minh họa sau đây:

Mừng quá! hôm nay trời nắng rồi!.

Trong ví dụ này, “mừng quá” là câu đặc biệt không có cấu tạo từ mô hình chủ ngữ – vị ngữ, không thể phục hồi lại các thành phần đó.

Đi làm về chưa?

Trong ví dụ này, “Đi làm về chưa” là câu đã rút gọn thành phần chủ ngữ. Có thể phục hồi lại chủ ngữ cho câu, ví dụ: Hà đi làm về chưa?

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt (Ảnh: Internet)

Kết

Trên đây, duavang.net đã chia sẻ đến bạn khái niệm câu rút gọn là gì, cũng như cách sử dụng và mục đích của câu rút gọn là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn trong quá trình học tập cũng như trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày. Nếu có điều gì muốn chia sẻ đến chúng mình, hãy để lại comment dưới đây nhé! Chúc các bạn thành công!

Jasmine Vu – duavang.net

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Previous Post

SSN là gì? Tầm quan trọng của số an sinh xã hội ở Việt Nam và quốc tế

Next Post

Bộ sưu tập 55+ hình xăm hoa sen đơn giản nhỏ đẹp và hợp mệnh nhất

Bài Viết Liên Quan

ô tê pê là gì
Đời Sống

Ô tê pê là gì? Một số thuật ngữ mà “mọt phim” Hàn không nên bỏ qua

11 Tháng 7, 2022
Mục tiêu là gì
Là Gì

Mục tiêu là gì? Hướng dẫn cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu

10 Tháng 5, 2022
Target là gì
Là Gì

Target là gì? Nằm lòng những bí quyết target khách hàng mục tiêu

13 Tháng 5, 2022
Marketing tools là gì
Là Gì

Marketing Tools là gì? Lợi ích khi sử dụng các công cụ marketing

13 Tháng 5, 2022
Công thụ là gì
Là Gì

Công thụ là gì? Làm sao để biết là công hay thụ trong đam mỹ

21 Tháng 1, 2022
boss là gì
Đời Sống

Boss là gì? Ý nghĩa bạn chưa biết của từ Boss trong đời sống hằng ngày

6 Tháng 1, 2022

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tra cứu phạt nguội

Đang kiểm tra...

Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.

QR Code

Bài Viết Mới Nhất

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

2 Tháng 5, 2025
Phân tích báo cáo tài chính EG32

Học từ xa #42: Học phần Phân tích báo cáo tài chính – EG32.100

20 Tháng 4, 2025
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - EG45.087

Học từ xa #41: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – EG45.087

20 Tháng 4, 2025
Quản trị rủi ro EG36

Học từ xa #40: Học phần Quản trị rủi ro – EG36.058

12 Tháng 5, 2025
Tài chính doanh nghiệp - BA51.095

Học từ xa #39: Học phần Tài chính doanh nghiệp – BA51.095

24 Tháng 2, 2025

Bài Viết Đang Hot

nguyen-ly-ke-toan-eg17-111

Học từ xa #18: Học phần Nguyên lý kế toán – EG17.111

26 Tháng 8, 2024
Tin học đại cương eg12.169

Học từ xa #7: Học phần tin học đại cương EG12.169

26 Tháng 8, 2024
Marketing căn bản - EG18.084

Học từ xa #14: Học phần Marketing căn bản – EG18.084

26 Tháng 12, 2024
Kinh tế v mô EG13.096

Học từ xa #10: Học phần Kinh tế vi mô – EG13.096

20 Tháng 4, 2025

Giới thiệu

https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.

Liên hệ

– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội

– Hotline: 083 727 1993

– Email: lienhe.duavang@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Chính sách và điều khoản

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

x
x