Trong công việc hay cuộc sống thì mục tiêu là thứ người ta cần phải lập ra ngay từ ban đầu. Chính vì thế, trước khi lập kế hoạch hay bắt đầu một dự án trong công việc thì mục tiêu là một trong những tiêu chí đầu tiên cũng như quan trọng nhất mà người ta cần phải xác định. Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm mục tiêu là gì cũng như làm thế nào để đặt mục tiêu và kế hoạch đúng cách để hoàn thành nó trong bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Mục tiêu là gì
Hiện nay, có rất nhiều thông tin được tuyền tải trên Internet về khái niệm mục tiêu là gì. Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn có thể hiểu một cách đơn giản là mục tiêu là thứ bạn muốn hướng tới, là thứ doanh nghiệp của bạn muốn có được trong tương lai. Thông thường, mục tiêu thường gắn liên tới các dự án và kế hoạch theo từng giai đoạn, mục tiêu sẽ được đánh giá và kiểm soát đều đặn.
Thực chất, mục tiêu không đơn giản chỉ là lợi ích của cá nhân bắt kỳ ai mà nó còn là mục tiêu chung của cả một tập thể (Công ty, doanh nghiệp, hội nhóm, lớp học,…). Từ mỗi mục tiêu, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch phù hợp, từ đó đánh giá tiến độ và thực hiện các công việc đó một cách đúng đắn.
Mục tiêu còn là những ý tưởng nằm trong suy nghĩ hoặc đã thành mọt kế hoạch của cá nhận hay tập thể đó. Mục tiêu dù là ngắn hạn hay dài hạn thì đều cần xác định để có thể làm những công việc để đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu nghĩa là gì (Ảnh: Interent)
Mục tiêu ngắn hạn là gì
Đây là mục tiêu thường được đặt ra với mong muốn hoàn thành trong thời gian ngắn, ví dụ bạn đi làm cố gắng vượt 50% KPI để nhận thiền thưởng cuối tháng. Đặc điểm chung của mục tiêu ngắn hạn là không có thời gian cụ thể, bạn có thể đạt được hoặc không đạt được trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, người ta có thể đo lường mục tiêu ngắn hạn bằng thời gian là theo 1 ngày hoặc 1 tháng trong kế hoạch tổng thể dài hạn.
Mục tiêu dài hạn là gì
Đây chính là dự định về kế hoạch kéo dài trong thời gian 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm. Trong kế hoạch dài hạn này sẽ có những mục tiêu ngắn hạn cần đạt được, đặc biệt hơn những mục tiêu này rất rõ ràng và thể hiện thành quả lao động của bản thân. Ví dụ, bạn đặt ra kế hoạch sau 5 năm sẽ trở thành trưởng bộ phận trong một doanh nghiệp, nhưng trước đó bạn cần trải qua quá trình thử việc và vài năm làm việc ở vị trí bạn muốn ứng tuyển làm trưởng bộ phận.
Tìm hiểu thế nào là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Target là gì? Nằm lòng những bí quyết target khách hàng mục tiêu
Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu
Mục tiêu thực chất là một đều chưa xảy ra nên chúng ta không thể nào nắm bắt được và xác định chính xác. Việc xác định mục tiêu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể là:
Mục tiêu giúp người ta linh hoạt hơn trong việc lựa chọn
Khi bạn đặt ra mục tiêu là quyết tâm trở thành một ca sĩ nhưng xuất phát điểm của bạn lại là một nhân viên văn phòng thì chắc chắn bạn sẽ có những bước đi phù hợp. Ví dụ như sẽ đi học thêm thanh nhạc, học hát và linh hoạt hơn để tìm kiếm các cơ hội để có thể trở thành ca sĩ.
Mục tiêu giúp định hướng thực hiện
Nếu không có mục tiêu thì bạn không thể tạo ra được một kế hoạch thực hiện hoàn chỉnh. Tất cả những thứ bạn làm khi đó chỉ là tùy hứng và không thể nào xác định được thời điểm hoàn thành cho các mục tiêu dài hạn. Điều này còn xảy đến với các mục tiêu ngắn hạn vì không có mục tiêu chúng ta không thể có cách sắp xếp mọi thứ để thực hiện nó. Lâu dần thì việc không có mục tiêu sẽ khiến con người mất phương hướng trong công việc.
Mục tiêu giúp tạo ra ước mơ
Rất nhiều người hiện nay không xác định được ước mơ của mình vì họ chẳng có ước mơ cụ thể. Hoặc ở một số người thì ước mơ của họ quá xa vời so với thực tế nên không có cách nào đạt được ước mơ. Điều này do họ không lập kế hoạch và mục tiêu hành động nên mọi thứ trong vòng luẩn quẩn.
Mục tiêu giúp khẳng định nỗ lực
Hệ quả của mục tiêu là hành động mà khi thực hiện thì chắc chắn bạn sẽ đạt được điều gì đó. Đây chính là sự khẳng định cho mọi nỗ lực mà ta cố thực hiện. Khi nhìn thấy được kêt quả cho mục tiêu ngắn hạn thì sẽ tạo thêm được niềm tin vững chắc để hướng tới mục tiêu dài hạn.
Tóm lại, xác định mục tiêu sẽ giúp chúng ta mang lại những lợi ích sau đây:
- Có động lực và tự tin hơn khi quyết định
- Hiểu được hành động, các việc mình cần làm để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- Loại bớt được những việc không mang lại lợi ích và chỉ tập trung vào công việc có giá trị, mang tính mấu chốt cao.
- Nhận diện được thành công hay thất bại, từ đó giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc, từ đó tạo nên sự tiến bộ hơn.
- …
Tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu là gì (Ảnh: Internet)
Các bước thiết lập mục tiêu
Nhiều người vẫn nghĩ mục tiêu chỉ là một thứ gì đó nằm trong suy nghĩ. Tuy nhiên, dù trong suy nghĩ nhưng nếu chúng ta thực hiện nó thì nó sẽ trở thành sự thật. Dưới đây là những bước giúp bản thân hành động để thiết lập mục tiêu.
Bước 1: Xác định điều mong muốn có được.
Bước 2: Viết mục tiêu đó ra giấy.
Bước 3: Tính trước hết những hậu quả có thể xảy ra.
Bước 4: Lên kế hoạch hành động chi tiết.
Bước 5: Bắt đầu hành động.
Bước 6: Không từ bỏ.
Ngoài ra, chúng ta cần đảm bảo xây dựng mục tiêu của mình theo các tiêu chí sau:
- Mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể, đo lường được.
- Mục tiêu cần có thời gian hoàn thành.
- Mục tiêu phải là thứ gì đó hấp dẫn, cháy bỏng.
- Bạn phải quyết tâm đạt được mục tiêu đó.
Hướng dẫn cách thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART
Sau khi đã tìm hiểu được khái niệm mục tiêu là gì thì dưới đây sẽ là cách thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART đơn giản nhất. Thực chất. SMART là một quy chuẩn thường được lựa chọn để thiết lập các mục tiêu trong cuộc sống và mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là thông tin chi tiết về SMART là gì.
- S – Specific (Cụ thể): Các khái niệm, thuật ngữ đưa ra cần phải rõ ràng, có địa điểm và thời gian cụ thể, lý do cũng như hành động chi tiết nhất.
- M – Measurable (Đo đếm được): Tiêu chuẩn để đo được có thể là định lượng hoặc mô tả. Nó sẽ giúp bạn theo dõi được tiến độ của công việc, giúp bạn biết là mình đã hoàn thành công việc đó hay chưa hoặc đang làm đến công đoạn nào.
- A – Achievable (Khả thi): Mục tiêu đặt ra cần phải nằm trong khả năng, giới hạn của bạn nếu vượt quá sẽ khiến cho bạn nhanh chóng bị chùn bước và không thực hiện được.
- R – Relevant (Thực tế): Yếu tố này khá gần với đặc điểm của “khả thi”. Thế nhưng, nó ở đây chỉ đảm bảo rằng mục tiêu đó là phù hợp và cần thiết cho bạn. Nếu như mục tiêu đó là khả thi nhưng không phù hợp và không cần thiết thì đó không phải là một mục tiêu tốt.
- T – Time bound hoặc Timed (Ràng buộc thời gian): Mục tiêu cần phải có một khoảng thời gian xác định. Nó sẽ giúp bạn kiểm tra được tiến độ thực hiện kế hoạch đó, tạo thêm động lực cho bản thân để có các hành động cụ thể.
Hướng dẫn cách lập mục tiêu theo mô hình SMART (Ảnh: Internet)
Các bước đơn giản để đạt được mục tiêu đã đặt ra
Có niềm đam mê mãnh liệt tới mục tiêu công việc
Điểm xuất phát của mọi thành tích chính là sự ao ước, sự ao ước sẽ tạo nên những quyết tâm. Chính vì vậy bước đầu tiên bạn cần đặt mục tiêu và mục tiêu đó là sự đam mê và mong muốn của bạn.
Hình dung ra được sự đạt được mục tiêu đó
Bạn cần hình dung được thành tích bạn sẽ có được khi đạt mục tiêu là gì, ví dụ nếu mục tiêu đó là tài sản thì theo các chuyên gia, việc bạn giữ hình ảnh đó trong đầu thì bạn sẽ liên tục được nhắc nhở mỗi ngày về mục tiêu đó, từ đó giúp mình quyết tâm có được hơn.
Lên kế hoạch chi tiết
Sau khi xác định được mục tiêu, bạn cần có kế hoạch chi tiết về các bước thực hiện. Hãy xác định rõ ràng từng bước đi, từng con đường và cách để vượt qua nó.
Viết ra những mục tiêu ngắn hạn
Sau khi có được mục tiêu dài hạ thì bạn cần có những mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu dài hạn một cách dễ dàng hơn. Hãy viết ra chúng để thực hiện theo kế hoạch.
Lập thời gian cụ thể
Với mỗi mục tiêu dù là ngắn hạn hay dài hạn bạn cần có một khoảng thời gian cụ thể. Điều này giúp bạn cố gắng hoàn thành nó trong thời gian đặt ra hơn.
Thường xuyên xem lại quá trình thực hiện mục tiêu của mình
Việc xem lại thường xuyên về tiến trình thực hiện sẽ giúp bạn biết được minh có đang đi đúng hướng hay không. Đây là một trong những bước quan trọng bạn không nên xem nhẹ. Ngoài giúp bạn kiểm tra và sắp xếp mọi thứ theo đúng tiến trình, nó còn giúp bạn có các phương án đề phòng khi gặp sự cố.
Các bước hoàn thành mục tiêu đã đặt ra (Ảnh: Internet)
Tạm kết
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm mục tiêu là gì cũng như biết thêm về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn thì chắc hẳn bạn đã biết được tầm quan trọng trong việc đặt mục tiêu. Có thể thấy, khi tạo ra mục tiêu bạn cần hành động nhanh chóng vì sự trì trệ sẽ khiến chúng ta quên đi mọi thứ và đánh mất đi năng lượng tích cực để thể hiện. Hãy truy cập ngay website duavang.net để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác các bạn nhé
Ashley Nguyen – duavang.net