Kinh tế hay kinh tế học vẫn đang là một ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn lựa chọn học. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn khá mơ hồ chưa hiểu rõ về ngành này. Vậy ngành kinh tế là gì? Ngành kinh tế gồm những ngành nào và những cơ hội nghề nghiệp từ ngành này. Hôm nay, duavang.net sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tổng quan về ngành kinh tế vốn được coi là một ngành “hot” dù có qua bao nhiêu năm nhé!
Mục Lục
Ngành kinh tế là gì?
Kinh tế là ngành gì thì ngành kinh tế hay còn gọi là kinh tế học (tiếng Anh là Economics), đây là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức mà xã hội quản lý các nguồn tài nguyên hay nguồn lực khan hiếm của nó. Mục đích của nghiên cứu kinh tế học chính là giải thích cách thức vận động của các nền kinh tế và các tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong thương mại, đời sống xã hội, tài chính, tài chính công thậm chí là trong ngành giáo dục, tội phạm học, luật học, xã hội học và nhiều ngành khoa học khác.
Ngành kinh tế là gì? Kinh tế học là gì? (Ảnh: Internet)
Ngành kinh tế gồm những ngành nào?
Tìm hiểu về ngành kinh tế là gì có thể thấy nó bao gồm rất nhiều phân ngành khác nhau. Thông thường, khoa kinh tế của các trường đại học sẽ đào tạo ba nhóm chính sau đây:
Nhóm ngành quản trị
Trong kinh tế, nhóm ngành quản trị cung cấp các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết cho bạn để trở thành nhà quản trị tương lai. Nhóm ngành này bao gồm:
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị tổng hợp
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Quản trị lữ hành
- Ngoại thương
- Thương mại
- Marketing
Nhóm ngành kinh tế tài chính
Nhóm ngành kinh tế tài chính này giúp người học có các kiến thức về tài chính doanh nghiệp, quốc tế, nghiệp vụ ngân hàng, hoạch định ngân sách, phân tích tài chính, quản trị tài chính công ty các quốc gia,….
Mục đích chính của ngành học này là đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tư duy, phân tích thị trường, tính toán mức độ sinh lời của một dự án, hướng đi của dòng tiền để từ đó đưa ra hướng đầu tư đúng đắn.
Nhóm ngành kinh tế kế toán, kiểm toán
Kế toán và kiểm toán là các vị trí đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của các vị trí này càng cao. Nhiệm vụ chính của vị trí này là giúp doanh nghiệp có thể quản lý nguồn tiền, phân bổ ngân sách cho doanh nghiệp và cân đối tài chính.
Hai ngành này thường được liên kết chặt chẽ với nhau. Cả hai đều làm việc với sổ sách, các hóa đơn thu – chi nhưng người kiểm toán sẽ phải kiểm tra và đánh giá chất lượng của các kiểm toán viên.
Ngành kinh tế là gì? Cơ cấu ngành kinh tế là gì? Tìm hiểu ngành kinh tế gồm những ngành nào? (Ảnh: Internet)
Mục tiêu đào tạo của ngành Kinh tế là gì?
Mục tiêu chung
Mục tiêu của Kinh tế học là đào tạo ra các cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tốt, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn để làm việc trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị – xã hội học, việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học.
Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo ra đội ngũ cử nhân kinh tế có kiến thức vững vàng, chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế.
- Đào tạo những cử nhân kinh tế có khả năng quản lý, tổ chức và thực thi các hoạt động kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp.
- Đào tạo ra đội ngũ chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu có khả năng tham mưu, tư vấn, hoạch định các vấn đề kinh tế cho doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước các cấp và các tổ chức phi chính phủ.
- Đào tạo ra những chuyên gia kinh tế có khả năng nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực kinh tế học.
- Đào tạo ra những cử nhân kinh tế có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Các khối xét tuyển ngành kinh tế
Để thi vào ngành kinh tế, bạn có thể chọn trường yêu thích và các khối thi tuyển sau:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Khối C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
- Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- Khối C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
- Khối C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
- Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D07: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Ngành kinh tế là gì? Ngành kinh tế phát triển là gì? Tìm hiểu các khối xét tuyển đại học ngành kinh tế (Ảnh: Internet)
Các trường đào tạo ngành kinh tế
Kinh tế là một ngành “hot”, đồng nghĩa với nó là nhiều trường đào tạo và nhiều sinh viên theo học. Điều này sẽ gây hoang mang cho các bạn học sinh không biết nên chọn học trường nào. Tùy vào mục đích và chương trình đào tạo của trường mà bạn có thể được học các kiến thức tổng quan hay chuyên sâu về chuyên ngành như: Kinh tế đối ngoại, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế – ngoại thương,…. Để biết ngành kinh tế học trường nào, các bạn có thể tham khảo các trường sau đây:
Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Trường Đại học Ngoại thương
- Học viện Tài chính
- Trường đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Thương mại
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Trường Đại Học Lao động Xã hội
- Trường Đại học Lâm nghiệp
- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Hải Dương
- Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Thái Bình
Ngành kinh tế là gì? Trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường top đầu về đào tạo ngành kinh tế học (Ảnh: Internet)
Khu vực miền Trung
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Trường Đại học Nha Trang
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Quang Trung
- Trường Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
- Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
- Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP. HCM)
- Trường Đại học Mở TP.HCM
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Tiền Giang
- Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng
Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế
Công việc chính của nhà kinh tế học như sau:
- Hỗ trợ Chính phủ trong việc thiết lập các chính sách kinh tế, giám sát sự ảnh hưởng và tác động của các chính sách đó trong nền kinh tế.
- Nghiên cứu những tác động trong chính sách thuế, việc chi tiêu của Chính phủ và sự quản lý ngân sách đối với nền kinh tế.
- Phân tích những các động có thể xảy ra của chính sách tiền tệ quốc gia với các hoạt động của tổ chức tài chính.
- Thực hiện các nghiên cứu để tìm ra hàng hóa, dịch vụ có khả năng tiêu thụ tốt, đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong mỗi giai đoạn khác nhau.
- Nghiên cứu, phân tích những tác động của các chương trình về thị trường lao động đối với tỷ lệ thất nghiệp.
- Cung cấp các thông tin, tư vấn kinh tế cho các bộ phận quản lý để đề ra chính sách đúng trong từng thởi điểm của nền kinh tế.
- Tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa kinh tế với tất cả các ngành và lĩnh vực khác trong xã hội.
Những nhà kinh tế học làm việc tùy theo lĩnh vực chuyên sâu của họ như: Kinh tế học tài chính, kinh tế học môi trường, kinh tế học nông nghiệp, kinh tế học công nghiệp ứng dụng,…
Ngành kinh tế học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành kinh tế (Ảnh: Internet)
Ngành kinh tế học ra trường làm gì?
Để trả lời cho câu hỏi ngành kinh tế học ra trường làm gì? Sinh viên ngành Kinh tế sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm việc như trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho doanh nghiệp, cơ quan chính phủ. Ví dụ như:
- Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các tổ chức tư vấn các vấn đề kinh tế vi mô và vĩ mô.
- Các cơ quan kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương
- Làm việc trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, trong các công ty, doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính – tín dụng.
- Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô và vĩ mô.
- Tiếp tục học các bậc sau đại học ở trong hay ngoài nước về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế như: Kinh tế phát triển, Kinh tế học, Kinh tế Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế và Quản lý công,…
Mức lương ngành kinh tế
Khi đã tìm hiểu về ngành kinh tế là gì thì mức lương ngành kinh tế là vấn đề được hầu hết các bạn muốn theo học hay đang theo học quan tâm. Hiện tại, vẫn chưa có thống kê chính xác về mức lương của ngành kinh tế. Ngành kinh tế có rất nhiều công việc đem lại thu nhập tốt nhưng tính chất công việc cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo, với sinh viên mới tốt nghiệp ngành quốc tế mới ra trường, mức lương khởi điểm có thể dao động từ 7,000,000 đồng – 9,000,000 đồng/tháng. Tuy nhiên, sau 2-3 năm làm việc, có năng lực chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm hơn, mức lương của người làm ngành kinh tế có thể lên đến 25,000,000 đồng -30,000,000 đồng/tháng. Thiếu kinh nghiệp, chuyên môn, kỹ năng mềm, yếu tố ngoại ngữ hay không nắm được các kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế xã hội Đây đều là những trở ngại khiến không ít các bạn sinh viên ngành kinh tế mới ra trường gặp khó khăn trong việc lựa chọn hướng đi phù hợp để phát triển bản thân.
Với những bạn còn băn khoăn học ngành kinh tế có dễ xin việc không thì hiện nay, Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế Thế giới đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường nước ngoài mở rộng cửa cho các công ty Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành này. Ngành kinh tế quốc tế đang trở thành top các ngành học dễ xin việc khi thị trường lao động Việt Nam đang cần nhiều nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn cao. Hãy chăm chỉ học tập và tích lũy kiến thức, luôn phấn đấu, trau dồi bản thân để có những kỹ năng tốt và khi đó sẽ có cơ hội lớn đến với bạn.
Ngành kinh tế là gì? Mức lương ngành kinh tế rất hấp dẫn cho các bạn theo học (Ảnh: Internet)
Những tố chất cần có để theo học ngành kinh tế
Ngành kinh tế là một ngành “hot” do vậy độ cạnh tranh để theo học ngành này khá cao. Như đã tìm hiểu ngành kinh tế là gì trên đây, trước khi lựa chọn học tập và làm việc trong ngành kinh tế, hãy xem bạn đã có những tố chất cần có của ngành nghề này không sau đây nhé:
- Năng khiếu về toán học
- Khả năng suy nghĩ thấu đáo, óc phán đoán, logic, tư duy tổng hợp và phân tích.
- Kỹ năng phân tích vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Quan tâm đến các vấn đề kinh tế
- Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp, sáng tạo.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phân tích và năng lực giải quyết vấn đề độc lập.
>>> Xem thêm kiến thức về tài chính tại chuyên mục: Tài chính – Marketing
Kết
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới hiện nay đã khiến cho ngành kinh tế trở thành một trong những ngành nghề hot nhất, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Trên đây, duavang.net đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành kinh tế là gì, những cơ hội nghề nghiệp cũng như các trường đại học để bạn có thể lựa chọn theo học. Nếu có đam mê và mong muốn học tập cũng như làm việc trong ngành kinh tế này, hãy luôn tích lũy kiến thức, trau dồi bản thân để có thể đạt được ước mơ nhé! Chúc các bạn thành công!
Jasmine Vu – duavang.net