Thương mại điện tử ngày càng phát triển tạo lợi thế cho các doanh nghiệp mở rông quy mô kinh doanh ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những thách thức về quy định, luật pháp, logistics, thanh toán khiến còn là cản trở lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm thế nào để các doanh nghiệp nước ta phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới? Cùng Duavang.net đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?
- 2 Lợi ích của thương mại điện tử xuyên biên giới
- 3 Thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?
- 4 Thực trạng thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam và thế giới
- 5 Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì ở thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?
Thương mại điện tử xuyên biên giới là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức online đến các khách hàng quốc tế. Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức kinh doanh qua cửa hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử hay website. Thương mại điện tử quốc tế được thực hiện ở cả ba hình thức là B2C, C2C và B2B.
Lợi ích của thương mại điện tử xuyên biên giới
Khi doanh nghiệp đang hoạt động cực kỳ tốt ở thị trường trong nước thì việc mở rộng thương mại điện tử quốc tế sẽ rất hợp lý. Khi mở rộng thị trường mục tiêu ra thế giới, doanh nghiệp sẽ có những lợi thế sau đây:
- Giảm thiểu cạnh tranh trong nước, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
- Tăng doanh thu nhờ thu hút lượng lớn khách hàng thông qua hình thức D2C
- Tận dụng lợi thế mùa cao điểm của mọi quốc gia.
- Nâng cao uy tín thương hiệu nhờ giới thiệu ra thị trường quốc tế.
Công nghệ phát triển tạo bước đệm cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: Internet)
Thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?
Gian lận thanh toán
Đây là bài toán khó khăn nhất trong thực hiệ hoạt động thương mại điện tử xuyên quốc gia. Để hạn chế được gian lận thẻ tín dụng, hầu hết doanh nghiệp sẽ kích hoạt hệ thống xác minh địa chỉ hoặc AVS cho phép người mua sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Ngoài ra, việc kiểm tra địa chỉ thẻ tín dụng và ký IP có khớp nhau không cũng rất cần thiết để tránh các rủi ro thanh toán.
Logistics
Logistics và logistics ngược là những thách thức lớn khi kinh doanh đa quốc gia. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các vấn đề như các quy tắc xuất nhập khẩu phức tạp, các loại thuế, chi phí vận chuyển cao, rủi do từ các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai,… Điều này sẽ khiến hàng hóa không thể đến tay khách hàng theo đúng thời gian dự tính. Điều này khiến doanh nghiệp cần phải dự báo được những rủi ro, khó khăn có thể xảy ra để xây dựng các giải pháo xử lý tình huống cho mình.
Logistics là một trong những thách thức khi kinh doanh thương mại điện tử đa quốc gia (Ảnh: Internet)
Quy định và luật pháp
Giấy phép, thuế và thủ tục hải quan là những tài liệu mà bất kỳ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuyên biên giới cần phải nắm chắc. Bên cạnh đó, các quy định và pháp luật khác liên quan đến hình thức giao hàng, tiêu chuẩn hàng hóa và thanh toán cũng cần nắm rõ để tránh được những rủi ro khi vận chuyển hàng hóa sang quốc gia khác. Doanh nghiệp có thể sử dụng bên thứ ba chuyên về tư vấn luật pháp quốc tế để nắm rõ được những luật lệ, chính sách trong thương mại đa quốc gia.
Thực trạng thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam và thế giới
Ở các quốc gia phát triển, thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Đặc biệt là ở Trung Quốc, khi mà tốc độ phát triển thương mại điện tử và tốc độ ứng dụng tăng theo cấp số nhân trong 10 năm trở lại đây. Theo như công bố, xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt 1,69 nghìn tỷ NDT tương đương với 251 tỷ USD trong năm 2020, tăng 31,1% so với năm 2019.
Ở thị trường EU, doanh số thương mại điện tử đa quốc gia của 16 nước lớn nhất EU đạt 146 tỷ Euro, chiếm 25,5% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu theo số liệu thống kê của Bộ Công thương.
Ở Đông Nam Á, tỷ trọng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng từ 74 tỷ USD năm 2020 lên 120 tỷ năm 2021 theo số liệu của Statista. Từ 2016 đến 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 37,7% mỗi năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 27,4%/năm. Theo dự báo, đến năm 2025 doanh thu thương mại điện tử có thể đạt 234 tỷ USD.
Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số với tốc độ tăng trưởng đạt 18%, tổng quy mô đạt 11,8% tỷ USD. Bain & Company và Google dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN và vượt ngưỡng 52 tỷ USD vào năm 2025.
Thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam ngày càng tăng trưởng chóng mặt (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Đề cương ôn tập học từ xa ngành thương mại điện tử
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì ở thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới
Để tạo được lợi thế khi, sau đây là những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới mà doanh nghiệp cần nắm rõ:
Nắm rõ luật pháp và các quy định
Dù thương mại điện tử đa quốc gia giúp doanh nghiệp có cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mỗi thị trường sẽ có những quy định và yêu cầu riêng về chất lượng sản phẩm hay cách thức giao dịch. Để có thể khai thác hiệu quả hình thức kinh doanh này, đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ những yêu cầu đó.
Áp dụng công nghệ
Tất cả các quy trình vận hành logistics như quản lý hàng tồn kho, bảo quản hàng hóa, xử lý đơn hàng doanh nghiệp đều cần nắm rõ. Để có thể làm tốt điều đó, việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý và đồng bộ hóa dữ liệu cũng như tự động hóa hoạt động quản lý đơn hàng, tình trạng đơn hàng, vận chuyển hàng hóa, với điển hình là hệ thống ERP cung cấp các giải pháp chuyển đổi số tối ưu nguồn lực và sản xuất, giúp doanh nghiệp kiểm soát được quy trình và xử lý, khắc phục sự cố kịp thời. Thông qua đó, hiệu suất của doanh nghiệp được nâng cao, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh và giảm thiểu được rủi ro.
Khi kinh doanh đa quốc gia ở lĩnh vực thương mại điện tử thì việc áp dụng công nghệ là cực kỳ cần thiết (Ảnh: Internet)
Tối ưu chi phí logistics
Việc tính toán các phương án logistics tối ưu nhất để đưa ra mức giá bán cạnh tranh là vấn đề quan trọng của doanh nghiệp khi phân phối hàng hóa ở thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có thể tập trung hàng hóa ở một kho với một đối tác cung cấp dịch vụ logistics toàn diện để tự động hóa quy trình từ lưu kho đến vận chuyển, xử lý đơn hàng,…
>>> Có thể bạn quan tâm: An ninh thương mại điện tử
Kết luận
Thời đại công nghệ 4.0 giúp thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng trở thành phương thức kinh doanh nổi bật được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Việc kinh doanh đa quốc gia đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về thị trường, luật pháp, công nghệ để có phương án kinh doanh tối ưu nhất và hiệu quả nhất.
Jasmine Vu – Duavang.net