Dịch bệnh xảy ra như một phép thử của tự nhiên và để lại hậu quả suy thoái kinh tế hết sức nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến ‘số phận’ của hàng triệu doanh nghiệp và người lao động mà còn góp phần thiết lập những xu hướng tiêu dùng mới trong tương lai. Ban đầu, phản ứng của các thương hiệu khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát chỉ là sự hoảng loạn cho đến khi chúng có diễn biến phức tạp và ngày càng khó lường hơn, các thương hiệu dần có những biện pháp gay gắt hơn để duy trì hoạt động kinh doanh nếu không muốn đóng cửa tiệm và sớm ‘bay màu’. Cùng tìm hiểu những xu hướng digital marketing hậu covid-19 mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
Tại Ấn Độ đã ghi nhận con số đáng kinh ngạc với 120 triệu người mua sắm trực tuyến thường xuyên vào năm 2018 tỷ lệ tăng trưởng là 28%, số người mua hàng trực tuyến được dự kiến sẽ đạt hơn 200 triệu người vào năm 2025.
Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 trở nên nguy hiểm và là thảm họa khó lường trên toàn cầu, buộc hàng triệu doanh nghiệp phải đóng cửa cũng như chuyển sang hình thái kinh doanh mới để tồn tại. Giờ đây, với mức tăng gần 100% doanh số bán hàng trực tuyến ở Ấn Độ, các nhà doanh nghiệp nhận ra sự thay đổi này có thể kinh khủng và lâu dài hơn họ từng nghĩ.
Top 6 xu hướng digital Marketing hậu covid 19 (Ảnh: Internet)
Mục Lục
- 1 Những xu hướng digital marketing hậu covid 19
- 1.1 Sự trỗi dậy của một hành tinh kỹ thuật số
- 1.2 Marketing tích hợp
- 1.3 2. Tập trung vào ROI
- 1.4 3. Digital marketing như một nghề
- 1.5 4. Nhiều công việc được thuê ngoài tại Ấn Độ
- 1.6 5. Các công nghệ stream liên quan (related stream) chứng kiến sự cải tiến
- 1.7 6. Các thương hiệu vừa và nhỏ kết hợp với nhau
Những xu hướng digital marketing hậu covid 19
Sự trỗi dậy của một hành tinh kỹ thuật số
Thật không ngoa khi nói, kỹ thuật số đang là xu hướng của hiện tại và chắc chắn nó vẫn sẽ duy trì được vị thế của mình trong tương lai khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến, từ các sản phẩm thiết yếu mỗi ngày cho đến các mặt hàng xa xỉ trong khi nhu cầu trực tiếp đến cửa hàng để mua sắm có dấu hiệu giảm.
Sự thay đổi trong hành vị của người tiêu dùng đã tạo ra những sự thay đổi trong xu hướng marketing truyền thống. Vì vậy, dưới đây sẽ là một số xu hướng về Digital marketing thời hậu Covid-19 các doanh nghiệp cần cân nhắc:
Marketing tích hợp
Digital marketing không thể hoạt động riêng lẻ. Các nhà chuyên gia đang đề xuất sự phát triển của truyền thông Marketing tích hợp, trong đó các thương hiệu nhận thức được sự thay đổi về nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng.
Các marketers cần thấu hiếu người tiêu dùng nhiều hơn khi sử dụng các công cụ, dữ liệu và công nghệ tùy chỉnh để luôn dẫn đầu trong mọi cuộc đua.
Các mô hình thương hiệu truyền thống thường cung cấp khách hàng những trải nghiệm đã được khái quát hoá. Tuy nhiên, thay vì một trải nghiệm hoàn chỉnh được thiết kế để phục vụ tất cả mọi người, “cá nhân hoá” và “có sự liên quan” sẽ là những từ khoá trong những mô hình hiện đại.
“Các marketers trong thời kỳ hậu COVID-19 sẽ phải suy nghĩ lại về cách sử dụng công nghệ, công nghệ nào họ thực sự cần, công nghệ nào có thể giúp họ tiết kiệm tiền và công nghệ nào có thể giúp họ chuyển đổi doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng này”.
Diaz Nesamoney, người thành lập Jivox, ngay trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tấn công thế giới vào 12 năm trước, cho biết: “Công nghệ marketing giúp đáp ứng những nhu cầu trên của doanh nghiệp sẽ trở thành dụng cụ quan trọng nhất, và những thứ còn lại có thể sẽ kết thúc trong những lời hứa định hướng công nghệ rác rưởi, không bao giờ mang lại Marketing ROI đúng nghĩa”
Marketing tích hợp là xu hướng digital marketing hậu covid nhiều doanh nghiệp sử dụng (Nguồn: Freepik)
Hãy xem xét cấu trúc phễu Marketing của những thương hiệu truyền thống, được sử dụng để theo dõi hành vi của khách hàng. Mô hình theo dõi người tiêu dùng từ thời điểm họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm và bắt đầu hành trình tìm kiếm của mình đến khoảnh khắc anh ta hoàn tất đơn hàng.
Khi nói đến digital marketing, những xu hướng như vậy dần trở nên lỗi thời. Người tiêu dùng trong trường hợp này thậm chí không hề có nhận thức về sản phẩm khi lướt internet.
Các quảng cáo trên các phương tiện mạng xã hội và những kết quả tìm kiếm liên quan trên các trang thương mại điện tử được đặt cẩn thận để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Những đánh giá trực tuyến và thông số kỹ thuật là những khía cạnh quan trọng khác thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng, và cuối cùng dẫn đến việc thực hiện mua hàng.
Trong trường hợp này, đi theo phễu bán hàng của những kênh thương mại truyền thống, nơi cho rằng không có sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, là một ý tưởng tồi tệ. Do đó, nhu cầu về các công cụ và xu hướng mới trong digital marketing ngày một tăng lên.
2. Tập trung vào ROI
Sự thay đổi lớn về thị trường được tạo ra bởi số lượng người dùng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc các thương hiệu cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng sự hiện diện thương hiệu, tiếp thị sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến.
Tất cả các công cụ tạo ROI cao và các kênh kỹ thuật số, bao gồm SEO, quảng cáo và tiếp thị trò chuyện, sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc trong các khoản đầu tư trong và sau COVID-19.
3. Digital marketing như một nghề
Sự đòi hỏi trong tình cảnh thị trường hiện tại đã khiến các nhà nghiên cức và những nhà kinh tế học tin rằng chính quá trình mua sắm có khả năng chuyển hoàn toàn thành thị trường ảo; trong khi đó, các cửa hàng bán hàng trực tiếp và nhà hàng sẽ biến thành địa điểm trải nghiệm và giải trí.
Vào năm 2017, một nghiên cứu đã cho rằng nhu cầu tuyển dụng các digital marketers là ở mức 56%. Mặt khác, những người đáp ứng được nhu cầu và sự đòi hỏi của thị trường chỉ chiếm 24%.
Vào thời điểm này năm sau, nhu cầu về các digital marketers có kỹ năng sẽ tăng ít nhất 3 lần. ĐIều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc tạo ra những chuyên gia digital marketing mới hơn, hiểu biết hơn. Nhiều doanh nhân sẽ thấy cơ hội trong sự thay đổi về nhu cầu của thị trường kỹ thuật số và chuyển sang bắt đầu nó như một nghề.
4. Nhiều công việc được thuê ngoài tại Ấn Độ
Một phần lớn thị trường đang có sự chuyển đổi nhanh chóng này có thể sẽ chuyển sang Ấn Độ trong tương lai gần. Các doanh nhân Ấn Độ trẻ tuổi thể hiện sự hiểu biết và kỹ năng thành thạo trong việc tối ưu hóa kỹ thuật số, trong khi đất nước này vẫn còn rất nhiều các tài năng ‘tiềm ẩn’ chưa được khai thác hết.
Các doanh nhân Ấn Độ và các digital marketers sẽ nhận được nhiều yêu cầu từ các nhãn hàng trên toàn thế giới trong cuộc hành trình đi vào thế giới ảo của ạ. Đây là một khoảng khắc đã được lượng trước, khoảnh khắc mà các nhà digital marketers và những nhà lập trình tại Ấn Độ sẵn sàng đón nhận.
Trong “Tương lại của các cuỗi cung ứng bán lẻ”, Nitin Chaturvedi, Mirko Martich, Brian Nuwadi, và Nursen Ulke có viết: “Nhiều chuỗi cung ứng ngày đơn giản là không được thiết lập để xử lý những nhu cầu về mặt tốc độ và sự tiện lợi một cách hiệu quả về chi phí, và họ đã bắt đầu bị rung chuyển dưới sự căng thẳng của thế giới đa kênh hiện đại”
Việc chuyển đổi kỹ thuật số trở thành thuật ngữ thông dụng, các marketers cũng như các thương hiệu sẽ phải tính đến các luồng liên quan. Việc tiến hành phân tích dữ liệu sẽ cho thấy sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng ‘mới’, chuyển dịch từ kênh thương hiệu truyền thống sang xu hướng và địa lý, điều mà nhiều thương hiệu có thể chưa quen thuộc.
Các nhà phát triển web sẽ cần tận dụng thời gian này để tạo ra các trải nghiệm ‘mượt’ hơn, tối ưu hơn cho khách hàng, đồng thời cũng tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng lĩnh vực.
6. Các thương hiệu vừa và nhỏ kết hợp với nhau
Khi các thương hiệu chuyển đổi kỹ thuật sang một tương lai ảo, nhiều doanh nghiệp cần phải xem xét các mối quan hệ đối tác, nơi họ hợp nhất cùng với các thương hiệu khác.
Điều này sẽ mang đến nhiều lợi thế, đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đối mặt với nhu cầu ngày một tăng cao về những khía cạnh họ chưa sẵn sàng đáp ứng được. Khi hợp tác với nhau và chia sẻ về mặt chi phí, đầu tư vào mảng marketing sẽ được tăng cao.
Xấy dựng một tập thể lớn đồng nghĩa với việc dễ dàng tiếp cận tới tệp khách hàng rộng hơn với những nhu cầu chuyên biệt hơn mà một thương hiệu vừa và nhỏ không thể đáp ứng được một mình.
Tạm kết
Bằng việc hiểu rõ về các Xu hướng Digital Marketing hậu Covid, doanh nghiệp có thể thấy với tình hình dịch bệnh ngày nguy hiểm và khó lường như hiện nay, việc người dùng đến mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa hay nơi đông người chứa đựng đầy sự rủi ro không thể lường trước, nó đã tác động đáng kể đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Giờ đây, việc mua sắm trực tuyến trở nên quen thuộc và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống, đó cũng là dịp để người tiêu dùng nhận thấy lợi thế tuyệt vời mà công nghệ kỹ thuật số mang lại, bạn có thể ở nhà và đặt mua mọi thứ, từ một cuốn sách cho đến máy lọc nước hay các thiết bị an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Chính sự thay đổi đó đã buộc các thương hiệu phải thay đổi và có những chiến lược mới nhằm phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới của người dân, dịch bệnh như một phép thử về khả năng sinh tồn của các thương hiệu mà ở đó, không chỉ là sự chuyển đổi mà còn là một cuộc cách mạng kỹ thuật số cho tương lai.
Peter Pan – Duavang.net
Theo yourstory
>>> Có thể bạn quan tâm: [Infographic] 10 xu hướng social media marketer không nên bỏ lỡ năm 2021