Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng trong việc dùng từ. Điều này cũng gây rất nhiều khó khăn cho người mới học. Tình trạng sai chính tả cũng chính vì thế mà trở nên rất phổ biến. Điển hình là cặp từ trân trọng và chân trọng khiến đến 95% người gặp phải lỗi sai này. Việc sử dụng từ ngữ đúng chính tả sẽ giúp người viết, người nói truyền đạt được nội dùng cần bày to. Điều này cũng tránh gây hiểu lầm khi giao tiếp. Vậy trân trọng hay chân trọng từ nào mới là từ đúng chính tả? Cùng duavang.net đi phân tích trong bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Mục Lục
Phân tách ý nghĩa của từ trân trọng và chân trọng
Để xác định được trân trọng hay chân trọng, đâu là từ đúng chính tả, cùng phân tách nghĩa riêng biệt của hai từ này nhé!
Trân trọng là gì?
Trân trọng là từ gốc Hán Việt. Trong đó, “trân” nghĩa là quý, trân quý, cao quý, quý giá, hết lòng đối đãi. “Trọng” nghĩa là sự cần thiết, sự quan trọng. “Trân trọng” có nghĩa là đề cao vấn đề mà người nói, người viết muốn nhắc đến. Từ “trân trọng” thường được dùng để thể hiện thái độ xem trọng, trân quý. Đây là từ dùng với ý nghĩa tích cực.
Ví dụ như:
- Trân trọng và cảm ơn mọi người đã đến dự….
- Trân trọng kính mời!
Trân trọng là gì? Trân trọng là từ loại gì? (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Sai xót hay sai sót?
Chân trọng là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, “chân” có nghĩa là chân thực, chân lý, chân thành. “Trọng” theo nghĩa đã giải thích trên đây. Do vậy, khi ghép hai từ này lại với nhau sẽ hoàn toàn không có nghĩa. Trong từ điển tiếng Việt cũng hoàn toàn không có từ này. Chính vì vậy, không sử dụng từ “chân trọng” trong cả văn viết và văn nói.
Chân trọng ai đó là từ sai chính tả và không có ý nghĩa (Ảnh: Internet)
Trân trọng hay chân trọng mới là đúng chính tả?
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy từ “trân trọng” mới là từ đúng chính tả. Trân trọng biểu thị thái độ kính trọng, cung kính người đối diện khi giao tiếp. Không nên sử dụng từ “chân trọng”, đây là từ sai, hoàn toàn không có nghĩa và không có trong từ điển tiếng Việt. Vì vậy, các bạn cần chú ý khi sử dụng từ để tránh sai sót chính tả.
Trân trọng được sử dụng khi nào?
Trân trọng là lời nói dùng để thể hiện sự tôn kính, kính trọng. Trân trọng thường được dùng trong lời tri ân, dùng để cảm ơn, lời chào hay lời mời,… Ví dụ như:
- Trân trọng kính mời gia đình
- Gửi lời chào trân trọng đến quý đại biểu
- Trân trọng thông báo đến quý khách hàng
- Xin trân trọng kính chào quý thầy cô
- Trân trọng trong tình yêu là gì?
- Xin trân trọng cảm ơn
- …
Hy vọng, các ví dụ và phân tích trên bạn đọc sẽ hiểu được và không còn băn khoăn khi phân biệt trân trọng hay chân trọng, chân hay trân trong từng trường hợp. Hai từ này khi đọc có vẻ giống nhau nhưng bạn đừng nhầm lẫn nhé. Trân trọng là từ có ý nghĩa đẹp và dành cho những người mà mình yêu quý. Bạn không nên sử dụng sai chính tả từ này vì sẽ làm mấy đi ý nghĩa đẹp của nó.
Chân trọng hay trân trọng? (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân dùng từ sai
Trân trọng hay chân trọng chúng ta đã phân biệt và biết được cách sử dụng. Vậy nguyên nhân nào khiến cho việc dùng từ sai? Khi tìm được nguyên nhân, chúng ta sẽ có cách để khắc phục để tránh được các lỗi sai này.
- Thói quen sử dụng hàng ngày
- Do đặc thù ngôn ngữ vùng miền mà sử dụng sai từ
- Không phân biệt “tr” và “ch”
- Nói ngọng
- Không nắm rõ nghĩa của từ
Có rất nhiều nguyên nhân dùng từ sai. Đây không phải là nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai từ chân trọng hay trân trọng mà còn là nguyên nhân sai chính tả phổ biến hiện nay. Việc dùng sai từ sẽ gây ảnh hưởng đến giao tiếp, thậm chí còn làm sai lệch ý nghĩa muốn truyền tải.
Điều đáng nói, hiện nay số lượng người sử dụng sai từ đang ngày càng nhiều. Thường gặp nhất là ở giới trẻ. Rất nhiều bạn còn cố tình dùng sai để tạo nên sự khác biệt. Điều này lại vô tình tạo thành thói quen sử dụng sai từ. Vậy việc dùng sai từ có thể khắc phục được không? Làm thế nào để không bị mắc lại lỗi sai này nữa? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
Không phân biệt được “Ch” hay “tr” là lý do khiến nhiều người không biết từ trân trọng hay chân thành đúng chính tả (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Che dấu hay che giấu?
Cách khắc phục việc dùng từ sai
Việc không phân biệt được trân trọng hay chân trọng là trường hợp rất phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng dùng sai từ. Nếu thường xuyên nhầm lẫn và sử dụng sai từ, hãy note lại những cách khắc phục để việc giao tiếp có hiệu quả hơn.
Chỉ dùng từ khi nắm rõ nghĩa
Điều này nghĩa là, bạn chỉ nên sử dụng từ trân trọng khi đã nắm rõ nghĩa. Nếu không chắc chắn được nghĩa của từ, hãy đổi sang sử dụng từ đồng nghĩa khác. Việc đổi sang từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn tránh được việc dùng từ sai chính tả.
Ghi nhớ mặt chữ
Vốn từ vựng tiếng Việt vô cùng phong phú, chính vì vậy việc sử dụng sai từ là điều dễ hiểu. Vì vậy, bạn nên ghi nhớ mặt chữ để tránh việc dùng sai từ. Việc ghi nhớ này không khó, hãy tập luyện bằng cách sử dụng hàng ngày là được.
Phát âm chuẩn
Cách phát âm “ch” và “tr” sẽ rất giống nhau nếu như bạn không phát âm chuẩn. Việc phát âm sai sẽ dẫn đến việc khi nói hoặc khi viết sẽ gây nhầm lẫn. Vì vậy, hãy luyện tập phát âm “ch” và “tr” chuẩn để không mắc lỗi sai nữa nhé.
Sử dụng từ điển tiếng Việt
Nếu vẫn còn băn khoăn về ý nghĩa của từ vựng, không phân biệt được từ nào viết đúng, từ nào viết sai thì hãy tra từ điển. Bạn có thể sử dụng từ điển xuất bản gần đây nhất hoặc đơn giản nhất là lên mạng tra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tra qua mạng, bạn hãy lựa chọn những trang web uy tín nhé.
Ngoài ra, để sử dụng từ đúng chính tả, không bị nhầm lẫn giữa các phụ âm, các từ thì chúng ta cần phải tập luyện hàng ngày. Thói quen sửa sai ngay khi dùng từ sai chính tả cần phải tập luyện. Vốn từ vựng chỉ phong phú khi mà chúng ta luyện tập, trau dồi hàng ngày.
Sử dụng từ điển tiếng Việt tra cứu từ vựng và ý nghĩa để tránh việc dùng từ sai (Ảnh: Internet)
Kết
Trên đây, duavang.net đã giải đáp đến bạn đọc trân trọng hay chân trọng, từ nào mới là từ đúng chính tả. Cách phân biệt và những mẹo giúp bạn hạn chế được việc sử dụng sai từ. Qua đó, có thể thấy trân trọng là từ đúng chính tả, có ý nghĩa còn chân trọng là từ sai và hoàn toàn không có trong từ điển Tiếng Việt. Hãy thường xuyên đọc thêm nhiều sách báo, trau dồi vốn ngữ pháp hàng ngày để có thể tránh sử dụng từ ngữ sai chính tả. Điều này sẽ giúp việc giao tiếp suôn sẻ và hiệu quả hơn nhé!
Jasmine Vu – duavang.net