Dao động hay giao động, đâu mới là từ viết đúng chính tả? Tiếng Việt là một ngôn ngữ đặc sắc và phong phú. Không chỉ người nước ngoài cảm thấy học tiếng Việt không hề dễ dàng, ngay cả người Việt ta sử dụng hàng ngày còn không biết chắc chắn được mình có dùng từ chính xác hay không. Ở mỗi vùng miền, lại có những cách phát âm khác nhau, lỗi chính tả vì thế cũng là lỗi thường gặp nhất trong cả giao tiếp và văn viết. Đặc biệt là phụ âm đầu d/gi. Cùng duavang.net tìm hiểu xem giao động và dao động cách viết nào là đúng trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Phân tách nghĩa của “dao động và giao động”
Dao động là gì?
Theo nghĩa đen: Dao động là sự dịch chuyển đi dịch chuyển lại trong một khoảng nhất định nào đó. Đơn vị có thể là thời gian hay một đơn vị định lượng cụ thể nào đó.
Ví dụ: Giá vàng dao động từ 50-50,5 triệu đồng/lượng, dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì, công suất hoạt động của máy dao động từ 3000kwh đến 4000kwh,…
Trong đời sống: Dao động trong một khoảng nhất định về con số, dao động của đu quay, xích đu, dao động của con lắc đồng hồ (Đây là một ứng dụng của dao động cơ học trong Vật Lý).
Ví dụ: Sai số cho phép trong phép tính này dao động trong khoảng 2-2,5%, con lắc đồng hồ dao động luôn cùng nhịp của kim giây đồng hồ,…
Theo nghĩa bóng: Dao động thường được sử dụng để chỉ một trạng thái về mặt tâm lý, chỉ sự không vững vàng, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài mà thay đổi suy nghĩ hoặc quyết định của mình. Ví dụ: Cô ấy là người rất dễ dao động bởi tác động của người khác, anh ấy bị dao động bởi tình cảm của cô gái,…
Để phân biệt được từ dao động hay giao động đúng chính tả, cùng phân tích thêm từ “giao động” để có cái nhìn tổng quan hơn nhé!
Giao động là gì?
Giao động không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Đồng nghĩa với đó là “giao động” là từ không có nghĩa, nó chỉ có nghĩa khi được tách rời ra và đứng độc lập. Ví dụ: “Giao” trong giao dịch, giao tiếp, giao thừa, giao hàng, giao ban,…
Dao động hay giao động mới đúng chính tả (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Che dấu hay che giấu
Vậy dao động hay giao động mới đúng chính tả?
Âm d/gi là hai âm khiến nhiều người mắc lỗi chính tả phổ biến. Vậy vì sao có sự nhầm lẫn này? Bởi khi ghép hai từ này với một vài chữ nào đó để tạo thành từ có nghĩa, chúng đều có phát âm giống nhau, ví dụ như: Dùm/giùm, dao/giao, dông/giông,… Chính vì việc sử dụng nhầm lẫn dẫn đến viết sai chính tả trong văn viết, đây cũng là lỗi chúng ta bắt gặp khá thường xuyên.
Qua những phân tích trên, chắc hẳn bạn đọc đã phân biệt dao động hay giao động, từ nào mới đúng chính tả rồi đúng không? Từ viết đúng chính tả là “dao động”, “giao động” là từ sai và hoàn toàn không có nghĩa. Chúng ta cần cẩn thận và chú ý cách dùng từ để tránh lỗi sai cơ bản. Điều này sẽ thể hiện được sự nghiêm túc, tác phong chuyên nghiệp trong công việc và học tập nhé!
Một số ví dụ về cách sử dụng “giao động hay dao động”:
Giá vàng liên tục giao động trong một tuần nay => Đáp án đúng: Giá vàng liên tục dao động trong một tuần nay.
- Giao nhận hay dao nhận => Đáp án đúng là giao nhận.
- Giao du hay dao du=> Đáp án đúng là giao du.
- Con dao hay con giao => Đáp án đúng là con dao.
Cách sử dụng từ dao động, giao động (Ảnh: Internet)
>> Xem thêm: Sai sót hay sai xót mới đúng ngữ pháp
Kết
Qua phân tích của duavang.net trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được dao động hay giao động từ nào mới là từ đúng chính tả rồi đúng không? Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng cả về văn nói lẫn văn viết. Mong rằng những thông tin của chúng mình sẽ giúp các bạn có thể phân biệt và nhận định được các lỗi sai. Qua đó có thể chỉnh sử kịp thời cho đúng quy tắc chính tả. Hãy luôn cẩn thận và chú ý, đọc nhiều sách báo để có thể tránh được các lỗi sai trong việc dùng từ hàng ngày nhé! Chúc các bạn thành công!
Jasmine Vu – duavang.net