E-commerce đã không còn là một khái niệm mới mẻ, tuy nhiên hiểu về bản chất của nó không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết này, duavang.net sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn E-commerce là gì mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tấn công mạnh mẽ thị trường này để nâng cao doanh số.
Mục Lục
E-commerce là gì?
E-commerce hay còn gọi là thương mại điện tử là quá trình giao dịch, mua bán các sản phẩm hay dịch vụ thông qua dịch vụ trực tuyến. Khi người mua và người bán hoàn tất cả thủ tục giao dịch thì hoàng hóa sẽ được vận chuyển đến khách hàng. Người mua có thể sử dụng các phương thức thanh toán cho người bán bằng hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua ví điện tử hay Internet Banking.
Một số ngành nghề sử dụng mô hình kinh doanh e-commerce phổ biến là chuyển tiền điện tử, thương mại di động, tiếp thị qua Internet, quản lý chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý hàng tồn kho, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),…
E-commerce hay thương mại điện tử là gì? (Ảnh: Internet)
Các hình thức dịch vụ của doanh nghiệp E-commerce phổ biến
Để hiểu rõ hơn E-commerce là gì thì thông thường, mỗi một doanh nghiệp E-commerce sẽ có thể lựa chọn các hình thức dịch vụ sau:
- Mua sắm trực tuyến để bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua ứng dụng di động, website, chatbot, trò chuyện trực tiếp,…
- Cung cấp hoặc tham gia vào thị trường trực tuyến để xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C), người tiêu dùng (C2C) của bên thứ ba hoặc từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).
- Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng nhờ e-mail hoặc fax.
- Trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
- Khi tìm hiểu về các hình thức của doanh nghiệp e-commerce là gì có thể thấy hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ đều có thể chào bán thông qua thương mại điện tử.
>>> Có thể bạn quan tâm: B2C là gì?
Các hình thức hoạt động chủ yếu của E-commerce
Thư điện tử: Là hình thức được sử dụng rất nhiều ở hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp. Thư điện tử được sử dụng làm hình thức trao đổi trực tuyến thông qua mạng internet và được gọi là electronic mail hay e-mail.
Thanh toán điện tử: hay electronic payment là hình thức thanh toán tiền dịch vụ bằng hình thức trực tuyến thông qua mạng internet trong thời kỳ công nghệ số. Ví dụ như thanh toán tiền mua hàng bằng thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, trả tiền lương thông qua chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản,…
Với sự phát triển chóng mặt của thương mại điện tử, việc thanh toán điện tử đã mở rộng ra các lĩnh vực mới như:
- Ví điện tử (electronic purse)
- Tiền lẻ điện tử (internet cash)
- Trao đổi dữ liệu điển tử tài chính (financial electronic data interchange hay FEDI)
- Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking)
- Vận chuyển thương mại điện tử COD (cash of delivery).
Trao đổi dữ liệu điện tử: Tên tiếng anh là electronic data onterchange (EDI) là việc trao đổi dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác hoặc giữa các đơn vị, doanh nghiệp đã thỏa thuận buôn bán với nhau.
Truyền dung liệu: Dung liệu hay content được hiểu đơn giản là nội dung của hàng hóa số. Giá trị của nó nằm trong bản thân nội dung của chính nó. Hàng hóa số có thể thực hiện bằng hình thức giao qua mạng.
Mua bán hàng hóa hữu hình: E-commerce phát triển kéo theo hàng hóa bản lẻ trực tuyến cũng ngày càng được mở rộng. Có thể dễ dàng tìm được các mặt hàng thông dụng được bán online từ quần áo, điện thoại cho đến phương tiện đi lại,… Qua đó, trào lưu mua hàng điện tử hay “mua hàng trên mạng” bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ. Vì thế, internet ngày càng trở nên quyền lực và trở thành công cụ cạnh tranh bán lẻ hữu hình của các doanh nghiệp.
Bán lẻ trực tuyến trong E-commerce ngày càng được nhiều doanh nghiệp mở rộng (Ảnh: Internet)
Lợi ích của E-commerce là gì?
Khi mua hàng hóa hay dịch vụ trực tuyến chính là tham gia vào thương mại điện tử. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lợi ích của thương mại điện tử là gì:
Không giới hạn khoảng cách
Với các cửa hàng truyền thống, bạn phải mở thêm các cửa hàng ở những khu vực, quốc gia khác nhau để tiếp cận được các đối tượng khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, E-commerce sẽ khiến điều này đơn giản hơn rất nhiều. Khách hàng chỉ cần truy cập vào website để lựa chọn và mua những món hàng ưng ý sẽ được giao đến tận nhà mà không cần đến trực tiếp cửa hàng. Doanh nghiệp có thể bán hàng ở mọi lúc, mọi nơi cho bất cứ ai thông qua hình thức thương mại điện tử trực tuyến.
Không giới hạn vị trí
Hình thức E-commerce sẽ giúp doanh nghiệp hay chủ cửa hàng không nhất thiết phải ở một địa điểm cố định để xử lý các công việc kinh doanh. Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet là có thể cập nhật và xử lý trực tuyến trực tiếp trên website của mình dễ dàng.
Thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp và người mua không còn bị giới hạn về khoảng cách, vị trí giao dịch (Ảnh: Internet)
Không giới hạn thời gian
Những cửa hàng truyền thống sẽ có những khung giờ mở và đóng cửa cố định. Có thể thấy rõ nhất lợi ích của e-commerce là gì chính là khách hàng có thể tùy ý xem và mua hàng ở bất cứ thời gian, thời điểm nào. Thương mại điện tử mở cửa suốt 24 giờ ở tất cả các ngày trong năm tạo cơ hội mua hàng cho khách và cũng là cơ hội thu hút khách hàng cho những nhà kinh doanh.
Tiết kiệm chi phí
Chi phí nhân viên, thuê mặt bằng, decor,… là những chi phí tốn kém bắt buộc phải trả ở các cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, E-commerce lại không yêu cầu những khoản chi đó. Bên cạnh đó, việc quản lý cửa hàng trực tuyến cũng rất dễ dàng dựa vào công nghệ. Ngoài ra, hình thức thương mại điện tử có sức cạnh tranh lớn hơn ở thị trường thực bởi tính dễ mua và có mức giá hấp dẫn hơn.
Quản lý hàng tồn kho tự động
Hiện nay, rất nhiều công cụ trực tuyến giúp việc kiểm soát nguồn hàng tồn kho thuận lợi dơn. Từ đó, các chi phí vận hành, tồn kho được giảm đáng kể. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của E-commerce so với kinh doanh truyền thống.
E-commerce ngày càng thu hút người dùng bởi sự tiện lợi và nhiều ưu đãi mua hàng so với hình thức bán hàng truyền thống (Ảnh: Internet)
Nhiều ưu đãi
Một điểm cực kỳ thu hút người dùng ở e-commerce là gì chính là các chương trình ưu đãi theo từng tháng, các dịp lễ lớn,… Các sản phẩm có giá hời nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sẽ rất thu hút khách hàng. Ở một số nền tảng thương mại điện tử, khách hàng sẽ được xếp hạng cấp độ dựa theo mức độ mua sắm. Với cấp độ càng cao sẽ càng nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Thông tin rõ ràng, minh bạch
Trên e-commerce, tất cả các sản phẩm sẽ được thể hiện rõ ràng các chi tiết về sản phẩm. Những thông tin về giá, cách sử dụng hay đánh giá đều được thể hiện đầy đủ. Qua đó, người tiêu dùng sẽ có cái nhìn khách quan nhất đối với từng sản phầm hay dịch vụ đang muốn mua.
Thách thức của E-commerce ở thị trường Việt Nam
Lòng tin của người tiêu dùng
Hiện nay, rất dễ nhìn thấy tình trạng hàng đểu, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan ở các cửa hàng trực tuyến. Đây chính là một vấn nạn lớn của thương mại điện tử Việt Nam và có ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người tiêu dùng.
Tình trạng bất chất lợi nhuận đăng bán những sản phẩm khác hẳn hình ảnh và quảng cáo đã khiến người tiêu dùng rất lo ngại đối với chất lượng của hàng hóa bán trên mạng.
E-commerce đang đối mặt với nhiều thách thức ở thị trường Việt bởi ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 (Ảnh: Internet)
Tính cạnh tranh cao
Cạnh tranh của e-commerce là gì đó chính là sự ra đời của rất nhiều sàn thương mại điện tử lớn. Các “ông lớn” trong ngành có thể kể đến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… và nổi lên gần đây là TikTok. Điểm chung của các sàn này là nguồn vốn cực kỳ lớn đến từ nước ngoài. Vì thế mà thương mại điện tử hiện nay cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Thời gian giao hàng còn hạn chế
Cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, hệ thống máy chủ của các sàn thương mại điện tử chưa được tối ưu hiệu quả nên gây tắc nghẽn trong khi giao dịch, đặc biệt là ở các chương trình khuyến mãi.
Bảo mật thông tin còn hạn chế
Khả năng bảo mật thông tin lỏng lẻo chính là thách thức tiếp theo của E-commerce là gì. Trong thời đại số hóa phát triển mạnh mẽ thì an toàn và bảo mật thông tin doanh nghiệp càng đòi hỏi cao hưn. Những năm gần đây, an ninh mạng nước ta yêu cầu doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử cần đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng và phải tuân thủ quy định an ninh mạng.
Việc đảm bảo an toàn thông tin và thanh toán là thách thức lớn cho E-commerce trong thời đại công nghệ số phát triển (Ảnh: Internet)
Thanh toán còn nhiều bất cập
Phần lớn các sàn thương mại điện tử đều hợp tác với các ví điện tử. Số lượng người sử dụng hình thức này hiện chưa quá cao bởi các ngân hàng chưa đồng bộ với các ví điện tử phổ biến. Việc thanh toán qua Internet Banking hiện nay còn khá chậm. Việc này gây mất thời gian và gây khó chịu cho khách hàng. Do đó, thói qun thanh toán bằng tiền mặt hiện vẫn đang chiếm phần lớn.
Kết luận
Trên đây, duavang.net đã cùng bạn tìm hiểu về E-commerce là gì. Có thể thấy, thương mại điện tử là cơ hội cực kỳ lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh và tiếp cận được lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, E-commerce cũng gặp rất nhiều thách thức ở thị trường Việt Nam đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời để nâng cao được lợi nhuận.
Jasmine Vu – Duavang.net