Trong marketing, có những chỉ số mà người làm marketing muốn nó giảm đi như tỉ lệ thoát (bounce rate), tỉ lệ click ảo,… Nhưng cũng có những chỉ số mà marketer luôn muốn tăng lên như thời gian trên trang (time on site), tỷ lệ chuyển đổi (CVR). Trong bài viết này, Duavang sẽ cùng bạn tìm hiểu xem CVR là gì và tại sao người làm marketing luôn phải dùng mọi cách để cạnh tranh đối thủ nhằm tăng tỷ lệ CVR. Cùng tìm hiểu khái niệm conversion rate là gì và những cách tăng CVR hoàn toàn miễn phí và tự nhiên trong bài viết sau đây.
Mục Lục
CVR là gì
CVR là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Conversion Rate, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi. Đây là tỷ lệ mà bất cứ người làm marketing nào cũng luôn quan tâm và theo sát. Vậy sự quan trọng của conversion rate là gì?, thực chất CVR là chỉ số mà ảnh hưởng trực tiếp trong mọi chiến dịch, chiến lược quảng cáo của thương hiệu đó. Công thức CVR sẽ được tính đơn giản bằng cách chia số người dùng chuyển đổi với số người dùng đã click vào quảng cáo sau đó nhân với 100.
Ví dụ: Quảng cáo ứng dụng của bạn tiếp cận với 100 người và trong đó có chỉ có 15 người nhìn thấy cài đặt ứng dụng được quảng cáo đó thì tỷ lệ chuyển đổi CVR sẽ là 1,5% (quảng cáo chuyển đổi 1,5% người dùng)
Định nghĩa CVR là gì? cách tính Conversion Rate (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi chỉ được xác định khi giao dịch của người dùng được hoàn thành. Nếu hoạt động của người dùng chỉ dừng ở mức ý định ví dụ như chỉ thêm hàng vào giỏ cũng như chưa hoàn tất đặt hàng, thanh toán thì chưa được coi là tỷ lệ chuyển đổi và điều này không ảnh hưởng tới CVR sản phẩm. Tỷ lệ chuyển đổi được hoàn thành khi đơn đặt hàng của khách hàng được phê duyệt (đặt hàng thành công, tải ứng dụng thành công).
CVR là chỉ số được tính theo tỷ lệ phần trăm và nó giao động từ 0 – 100%. Nếu CVR của bạn = 0% thì không người dùng nào tương tác với quảng cáo của bạn. Còn nếu CVR của bạn là 100% thì tất cả những người dùng đã nhìn thấy quảng cáo của bạn đều tiếp xúc và hoàn thành mục đích của bạn. Chính vì thế, CVR cao thì chiến dịch marketing của thương hiệu đã thành công.
Có thể thấy, việc tiếp thị CVR là một nghệ thuật và người giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trong mọi chiến dịch marketing cho thương hiệu là một nghệ sĩ. Và việc tiếp thị CVR đề cập tới những nộ lực của Marketer nhằm đảm bảo rằng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến được với khách hàng của mình. Ngoài ra, những sáng kiến tiếp thị CVR chỉ thành công khi sáng kiến đó mang lại doanh thu hoặc ít ra là mang về khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Sáng kiến tiếp thị CVR tập trung không liên quan tới quy mô đơn hàng, và cũng không liên quan tới ROI. Suy cho cùng, tất cả những biến thể nêu trên đều là yếu tố giúp nền tảng của những chiến dịch marketing của thương hiệu thành công và từ đó tối đa hóa doanh thu của thương hiệu.
Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi – Conversion Rate là gì
CVR = (số người dùng đã thực hiện hành động / số người dùng đã nhấp vào quảng cáo) x 100
CVR là gì? Cách tính tỷ lệ chuyển đổi trong marketing (Ảnh: Internet)
Vai trò và tầm quan trọng của Conversion Rate là gì
CVR giúp bạn có thể dễ dàng đo được hiệu suất của website hay ứng dụng của mình trong việc:
- Hiểu rõ và có thể nắm được được số lượng người dùng đã hoàn thành mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp của bạn
- Đánh giá được sự thành công của ứng dụng hoặc website đó và có thể biết được rõ điểm nào chưa tốt cần cải thiện. Từ đó giúp những chiến dịch sau này được diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu đến đây bạn vẫn đặt ra câu hỏi, những hiệu quả khi cải thiện CVR là gì nữa, thì cải thiện cvr (Conversion rate) còn giúp bạn có doanh thu tốt hơn với cùng một số lượng traffic.
Ví dụ thương hiệu của bạn mỗi tháng chi trả 1000$ để quảng cáo nhằm thu hút 500 người dùng truy cập vào website của mình. Nếu bạn tăng gấp 2 lần tỷ lệ conversion rate thì bạn sẽ nhân đôi giá trị của việc chi tiêu quảng cáo của mình. Khi đã nhân đôi giá trị việc chi tiêu quảng cáo thì bạn có thể giảm chi phí quảng cáo xuống, tuy nhiên lợi ích và kết quả bạn nhận được vẫn như ban đầu. Số chi phí cắt giảm quảng cáo đó bạn có thể tiết kiệm hoặc chi trả cho những chiến dịch quảng cáo khác cho doanh nghiệp.
Lý do chính khiến CVR thấp là gì
Có rất nhiều lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp, tuy nhiên có một số lý do chính thường xuyên gặp phải khiến tỷ lệ chuyển đổi của bạn không cao đó là:
- Cách trình bày nội dung mơ hồ, thiếu tính trung thực
- Website thiết kế chưa ấn tượng và không thân thiện với người sử dụng
- Tốc độ tải trang web của bạn chậm
- Thương hiệu của bạn còn non trẻ nên chưa có được lòng tin từ phía khách hàng.
Tại sao CVR lại thấp, cách để cải thiện CVR là gì (Ảnh: Internet)
Cách tăng CVR hiệu quả một cách tự nhiên nhất
CTA rõ ràng
CTA là từ viết tắt của cụm từ Call To Action, nghĩa là kêu gọi hành động. Và để CTA có thể phát huy tối đa hiệu quả thì hãy bắt đầu mỗi CTA bằng một động từ mệnh lệnh. Những động từ mệnh lệnh giúp khách hàng có thể biết được những việc họ cần làm tiếp theo. Ngoài ra nó còn giúp khách hàng có thể biết được kỳ vọng của họ có được khi họ nhấn vào những nút CTA của doanh nghiệp.
Thông thường, những nút CTA được sử dụng những động từ mệnh lệnh như: “Tải xuống ngay”, “Đặt hàng ngay”, “Mua ngay”, “Đăng ký ngay”,… Những động từ này sẽ tác động vào tâm trí khách hàng và khiến họ muốn thực hiện những hành động trên.
*Lưu ý: Nên tránh những từ ngữ trừu tượng vì những từ đó khiến khách hàng phân vân và sẽ không ấn vào nút CTA của bạn.
CTA là gì? Chú ý vào những nút CTA sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách tự nhiên nhất (Ảnh: Internet)
Thiết kế nút phù hợp
Rất nhiều người xem việc thiết kế nút chỉ là tiểu tiết nên vô tình đã xem nhẹ và bỏ qua nó. Thực chất, chi tiết của các nút đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục người dùng click vào để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nút CTA phù hợp nhất chính là những hình tròn hoặc hình chữ nhật có cạnh tròn. Và cũng theo nghiên cứu đó thì con người luôn có ác cảm trực giác với những hình, những điểm sắc nét như hình tam giác hoặc những góc cạnh nhọn. Những đặc điểm đó khiến con người liên tưởng tới những mối đe dọa với họ. Còn những hình với góc bo tròn sẽ khiến bộ não con người xử lý hình dạng dễ dàng hơn, giúp thoải mái hơn khi chọn lựa. Hơn nữa, những cạnh tròn cũng sẽ giúp mắt người bình thường chú ý vào hơn và những nhà thiết kế nút của thương hiệu nổi tiếng còn sử dụng màu viền và bóng đổ để tạo ảo giác chiều sâu cho nút CTA.
Chú ý việc thiết kết hình ảnh sản phẩm hấp dẫn
Như chúng ta đã biết, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì hình ảnh luôn là thứ đập ngay vào mắt khách hàng và nó được xem là yếu tố tiên quyết giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến. Nếu bạn mới bắt đầu thì hãy luôn nhớ, hãy luôn chuẩn bị thật nhiều hình ảnh đẹp vì dù cho có một phần lớn khách hàng của bạn không xem hết nhưng có rất nhiều người muốn xem tất cả để từ đó có được sự lựa chọn cho riêng mình.
Hãy cung cấp cho khách hàng những hình ảnh sản phẩm từ những góc khác nhau và cho phép khách hàng có thể thu, phóng hình ảnh sản phẩm. Ngoài ra, bạn nên chú ý một số lưu ý sau để có thể tối ưu hình ảnh của mình giúp gia tăng CVR tự nhiên nhé:
- Cho phép người dùng tương tác với hình ảnh sản phẩm ví dụ như cho họ thu, phóng, xoay trái, phải, trên, dưới vì phần lớn khách hàng luôn muốn có được trải nghiệm thực tế và làm điều họ thích.
- Sử dụng hình ảnh sản phẩm có độ phân giải cao nhất bạn có thể làm
- Thêm những khoảng trắng xung quanh hình ảnh sản phẩm
- Cung cấp nhiều góc ảnh của sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.
Thiết kế hình ảnh tốt sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách tự nhiên, hiệu quả (Ảnh: Internet)
Thực hiện A/B Testing
A/B Testing hay còn được biết đến là thử nghiệm đa biến, một số định nghĩa khác cũng gọi đây là thử nghiệm phân tách. Đây là hình thức thử nghiệm giúp doanh nghiệp có thể cùng lúc khai thác hai hoặc nhiều hơn một phiên bản trong một chiến dịch marketing để tìm ra thử nghiệm nào là tốt nhất. Mỗi phiên bản sẽ được phân bổ tỷ lệ nhất định trong tổng số đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường các phiên bản sẽ có được tỷ lệ bằng nhau vì chúng đều có mục đích như nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tỷ lệ này có một sự chênh lệch nhất định.
Hiện nay, các nền tảng quảng cáo lớn như Google, Facebook,… đều cung cấp hỗ trợ cho phép người quản lý quảng cáo có thể thực hiện A/B Testing giúp những nhà quản lý, tiếp thị quảng cáo có thể dễ dàng bỏ phỏng doán ra khỏi những sáng kiến tiếp thị CVR của mình.
Kết
Nếu bạn đã hiểu được rõ CVR là gì thì có thể thấy, phương pháp để tăng tỷ lệ chuyển đổi tự nhiên hoàn toàn miễn phí hiệu quả nhất chính là tập trung vào việc phân tích những chiến dịch marketing cũ của bạn. Hầu hết các trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi đều vượt qua được nhiệm vụ phân đoạn lưu lượng truy cập, giảm đi lưu lượng tìm kiếm và phân tích kênh riêng lẻ. Nếu thương hiệu đã phân tích thành công những số liệu trên thì thương hiệu đó sẽ có được bức tranh toàn cảnh nhất về tỷ lệ chuyển đổi thực sự của thương hiệu.
Ashley Nguyen – Duavang.net