Hiện nay, trong marketing online thì bất cứ nội dung hay thông điệp nào bạn muốn truyền tải cũng đều cần một lời kêu gọi người dùng thực hiện hành động mà bạn mong muốn. Và lời kêu gọi đó vẫn được biết đến là một CTA. Vậy thực chất CTA là gì và làm thế nào để có thể ứng dụng CTA một cách hiệu quả để có thể cải thiện, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing Online là điều không phải ai cũng biết. Cùng dứa vàng tìm hiểu CTA là gì và những cách giúp CTA gây được sự chú ý hơn nhằm cải thiện hiệu quả cho các chiến dịch marketing.
Mục Lục
- 1 CTA nghĩa là gì
- 2 Vai trò của CTA là gì
- 3 Các loại CTA phổ biến hiện nay
- 4 Ví dụ về các loại CTA thường sử dụng
- 5 Thế nào là một nút CTA hiệu quả
- 6 Yếu tố tạo nên CTA Button hiệu quả
CTA nghĩa là gì
CTA là từ viết tắt của cụm từ Call to Action, hay còn được biết với thuật ngữ khác là CTA Button hay nút kêu gọi hành động. CTA thực chất là một chỉ dẫn để khách hàng sinh ra một phản ứng ngay lúc thấy nó. Trong marketing online thì CTA thường sử dụng những động từ như “Xem thêm”, “Tìm hiểu thêm”, “Gọi ngay”, “Đăng ký ngay”,… Và tất cả CTA này sẽ khiến khách hàng thực hiện ngay hành động sau khi thấy được nó.
Trong Marketing Online, nếu CTA được sử dụng đúng cách thì nó có thể giúp khách hàng hoàn thành một yêu cầu khắt khe hơn như cung cấp thông tin cá nhâm mua hàng,… Việc tạo ra những khách hàng tiềm năng và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp là một trong những mục tiêu kinh doanh vô cùng cơ bản của doanh nghiệp.
Còn đối với Content Marketing thì CTA cũng là một thành phần không thể thiếu được, nó là một mắt xích giúp kết nối cũng như đưa trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới. Từ đó đưa những khách hàng tiềm năng trở thành người mua hàng và thành khách hàng trung thành.
CTA Button là gì? Nút CTA là gì? Định nghĩa CTA (Ảnh: Internet)
Vai trò của CTA là gì
Trong marketing nói chung thì việc thu hút sự quan tâm của người dùng là điều không hề đơn giản. Nếu bạn đã làm được điều này thì bạn cần nắm lấy cơ hội quý báu này để đưa những người quan tâm thành khách hàng của mình. Thông qua sáng tạo nội dung cũng như sử dụng nút CTA hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, dù là chiến lược marketing nào, dù cho thông điệp của bạn có hay, nội dung của bạn có hấp dẫn đến đâu nhưng bạn lại thiếu đi CTA thì nỗ lực của bạn sẽ trở nên lãng phí. Vì:
CTA giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
CTA được xem là một biển chỉ dẫn trên hành trình mua hàng của mỗi người dùng. CTA giúp người dùng định hướng họ nên làm gì tiếp theo, nó cũng là một sự nhắc nhở từ doanh nghiệp tới người dùng để hành trình của họ có mục đích rõ ràng hơn. Điều này cũng giúp người dùng đi đúng định hướng doanh nghiệp đưa ra mà không thực hiện những click chuột vô nghĩa. Một khi đã làm được điều này thì CTA đã dẫn dắt khách hàng tới gần hơn mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh.
CTA giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm
Ai cũng biết việc SEO sẽ khiến vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm của bạn được cải thiện và từ đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, liệu bạn đã nghĩ tới việc CTA có tác động đến điều này?. Thực chất, CTA góp phần thúc đẩy quá trình từ khóa lên top. Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là một CTA tốt sẽ cho phép người dùng thực hiện hành động tương tác. Và từ đó sẽ khiến tỷ lệ nhấp trên website tăng lên dẫn đến lượt xem trang tăng lên và thời gian ở lại trang của bạn cũng tăng. Và tất cả những yếu tố đó đều rất quan trọng trong SEO vì đây là yếu tố giúp google đánh giá chất lượng cũng như mức độ uy tín của website.
Vai trò của CTA là gì? CTA có vai trò như thế nào trong marketing (Ảnh: Internet)
Các loại CTA phổ biến hiện nay
- CTA sáng tạo: Đây là dạng CTA không tuân theo bất cứ quy tắc nào mà nó sẽ tạo ra tùy đối tượng khách hàng để từ đó thu hút họ nhấn vào hơn.
- CTA kích thích sự tò mò: Dạng này thì cần bạn phải đưa ra giải pháp nào đó cho khách hàng nhưng ở một mức lửng lơ và chỉ khi khách hàng click vào nút CTA mới có thể biết thêm.
- CTA giúp giải quyết vấn đề: Đây là CTA bạn sẽ hứa giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải.
- CTA củng cố niềm tin: Đây là CTA sẽ củng cố niềm tin về một vấn đề nào đó bằng những bằng chứng thuyết phục.
- CTA đưa ra giá trị và lợi ích: CTA này có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất vì không một khách hàng nào không bị hấp dẫn bởi các lợi ích.
- CTA mốc thời gian: Đây là CTA thông báo cho khách hàng về thời gian khuyến mại để từ đó kích thích khách hàng tương tác ngay lập tức.
Ví dụ về các loại CTA thường sử dụng
CTA thu thập thông tin khách hàng
Đây là dạng CTA có mục tiêu thu thập thông tin người để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng. Dạng này rất phổ biến, bạn có thể bắt gặp nó trong các landing page, hay trong nội dung bài viết ở các website.
CTA là gì? Ví dụ về cta thu thập thông tin khách hàng (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, CTA thu thập khách hàng tiềm năng còn được sử dụng trong các hoạt động quảng cáo Facebook, Google,…
CTA quảng cáo Facebook
CTA kêu gọi đăng ký khám chữa bệnh (Ảnh: Bệnh viện mắt Sài Gòn)
CTA quảng cáo Google
CTA quảng cáo google kêu gọi khách hàng gọi tới số điện thoại cụ thể (Ảnh: Internet)
CTA xem thêm nội dung
Đây là dạng CTA thường được sử dụng để giới thiệu thêm nội dung cho người đọc. Bởi vì trên một giao diện bạn không thể hiển thị tất cả nội dung để người dùng nhìn thấy nên cần có CTA để kêu gọi.
CTA trên Email
Button CTA xem thêm trên Email
CTA trên Facebook
CTA trên Website
CTA tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ
Sau mỗi chiến dịch marketing online cho sản phẩm, dịch vụ thì mục tiêu cuối mà doanh nghiệp muốn là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ. Chính vì thế, khi đã thu hút được khách hàng thì bạn cần một “cú hích” để khơi gợi sự mong muốn tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ bằng nút CTA.
CTA tìm hiểu thêm dạng nút
CTA tìm hiểu thêm dạng hình ảnh
CTA tìm hiểu thêm trong email
CTA tìm hiểu thêm trên bài đăng Facebook
CTA tìm hiểu thêm trên bài đăng Google
CTA chia sẻ lên các mạng xã hội
Các kênh social media đóng vai trò rất lớn trong nhiều hoạt động marketing online của doanh nghiệp. Nó giúp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng cho nội dung trên website. Chính vì vậy, mỗi bài viết trên website thường được liên kết với các nút chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Thông thường, những nút CTA này được đặt ở trong bài viết để người dùng dễ dàng chia sẻ thông tin nếu họ thấy hữu ích.
CTA chia sẻ lên mạng xã hội trên Website
CTA là gì? CTA dạng nút chia sẻ lên các mạng xã hội trong bài viết của website (Ảnh: Internet)
CTA chia sẻ lên mạng xã hội trên Facebook
Ngoài những CTA kể trên, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều loại CTA khác. Tuy nhiên, trên đây là những nút CTA cơ bản mà bạn có thể thấy ở bất cứ website hay kênh marketing online nào.
>>> Có thể bạn quan tâm: Social Listening là gì? #5 Công cụ Social Listening hiệu quả nhất hiện nay
Thế nào là một nút CTA hiệu quả
Nút CTA sẽ thực sự hiệu quả khi nó giúp thu hút người dùng hành động để tạo ra chuyển đổi. Để có thể làm được điều đó thì CTA Button của bạn cần đáp ứng được những yếu tố cơ bản sau:
- Thiết kế nút CTA thu hút, dễ hiểu.
- Nút CTA có điểm nhấn.
- Trông bắt mắt, nổi bật.
- Có sử dụng những động từ có trọng lượng như “Cơ hội duy nhất để sở hữu”, “Chỉ còn 5 suất siêu ưu đãi”,…
- Thể hiện sự yêu cầu người xem hành động một cách tinh tế.
Yếu tố tạo nên CTA Button hiệu quả
Mỗi CTA được làm ra đều có mục tiêu cụ thể riêng mà doanh nghiệp muốn người dùng thực hiện hành động. Nó như một “Cú hích” vào tâm trí khách hàng để giúp khách hàng vượt qua được tâm lý nghi ngại. Dưới đây là những yếu tố cơ bản đề giúp CTA thành công.
Thiết kế CTA nên ở dạng nút
Dạng nút tuy không phải là hình thức duy nhất của mỗi CTA nhưng nó là dạng quen thuộc nhất đối với người dùng. Chính vì thế, một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ sẽ thúc giục cảm giác thực hiện của người dùng ở một hình dạng quen thuộc nhất với họ là điều nên làm nhất. Khi trải nghiệm trên môi trường trực tuyến thì người dùng luôn an tâm hơn khi nhấn vào những thứ đã quen thuộc với họ. Khi thấy một nút bấm, người dùng sẽ tự biết ngay đó là một Call To Action.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các CTA đều giống nhau vì bạn hoàn toàn có thể tạo các biến thể khác nhau qua việc điều chỉnh màu sắc, định dạng thiết kế như bo tròn, đổ bóng,… Tất cả với mục đích cho người dùng nhận ra đấy là hình dạng của một nút bấm.
CTA dạng nút bấm rất quen thuộc với khách hàng khiến họ dễ click vào hơn (Ảnh: Internet)
Khiến CTA nổi bật
Muốn người dùng thực hiện hành động của nút CTA thì bạn cần làm nút CTA thật bắt mắt, nổi bật. Để làm được điều này thì bạn cần sử dụng màu sắc tương phản với các thành phần khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đồng bộ màu sắc với màu của thương hiệu để tạo cho người dùng cảm giác quen thuộc.
Lựa chọn màu sắc khiến CTA nổi bật (Ảnh: Go Branding)
Lựa chọn vị trí đặt CTA phù hợp
Hiện nay vẫn không có quy định về vị trí đặt CTA, tuy nhiên nếu bạn muốn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thì buộc phải đặt đúng vị trí, đúng thời điểm mà người dùng quan tâm, ví dụ:
- Sau những giá trị, lợi ích mà bạn đưa ra cho khách hàng.
- Nếu nội dung bài viết dài, bạn nên sử dụng nhiều hơn 1 CTA và đặt chúng ở những vị trí thích hợp nhằm gợi nhắc người dùng thực hiện hành động ở mỗi phần nội dung.
- Ngoài ra, CTA cũng thường được đặt ở cuối mỗi nội dung để khuyến khích người dùng tiếp tục trải nghiệm, hoặc hoàn thành mục tiêu thay vì thoát ra ngay. Điều này còn giúp làm giảm tỉ lệ thoát trang
Lưu ý: Tránh đặt CTA quá gần nhau vì nó sẽ khiến người dùng phân tâm và không biết nhấp vào đâu. Điều này khiến mục tiêu của bạn đặt ra khó để hoàn thành.
Cho khách hàng biết được giá trị họ nhận được
CTA là cầu nói giữa kinh doanh và tiếp thị nên nếu ban không cho khách hàng thấy được giá trị họ sẽ nhận được là gì thì rất khó để có thể thuyết phục họ. Vì vậy, nếu muốn khách hàng đi đến bước tiếp theo của hành trình mua hàng thì bạn cần cho họ biết được hành động của họ sẽ khiến họ đạt được điều gì.
Ví dụ: Thay vì lựa chọn nút kêu gọi hành động là “Nhận ngay” thì bạn có thể sử dụng từ rõ ràng hơn là “Nhận tài liệu SEO miễn phí”.
Trong trường hợp nội dung CTA dài thì bạn có thể mô tả giá trị khách hàng nhận được ngay bên dưới nút kêu gọi CTA.
Sử dụng những từ ngữ kêu gọi hấp dẫn
Nội dung trên CTA là thành phần không thể thiếu và nó tác động tới hành vi tiếp theo của người dùng. Việc sử dụng nội dung trên CTA vừa cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết mà nó còn mang tính kêu gọi hành động. Dưới đây là một số từ ngữ mạnh thường được sử dụng trong CTA.
Nhóm từ chỉ hành động | Nhóm từ thuyết phục |
Đăng ký | Ngay |
Xem | Miễn phí |
Đọc | Thêm |
Tại đây | Ưu đãi |
Mua | Bây giờ |
Nhận | Hôm nay |
Ngay bây giờ | Mới |
Khám phá | Tiết kiệm |
Tham gia | Dễ dàng |
Tiếp tục | Cam kết |
Giữ | Giới hạn |
Tải | Có hạn |
Tư vấn | Đặc biệt |
Tạo | Cơ hội |
Liên hệ | Cuối cùng |
Bấm | Ngay lập tức |
Đặt | Chi tiết |
Theo dõi | Giảm giá |
Gọi | Thêm thông tin |
Gửi | Tốt nhất |
Yêu cầu | Đầu tiên |
Kiểm tra | Dùng thử |
Bạn nên sử dụng kết hợp các từ chỉ hành động và từ thuyết phục để có thể tạo ra thông điệp kêu gọi mạnh mẽ hơn. Ví dụ: Tải ngay, Đăng ký ngay, Tư vấn miễn phí,…
Thử nghiệm liên tục
Trên đây là những yếu tố không thể thiếu bạn nên lưu ý để tối ưu nhằm thu hút khách hàng tham gia chuyển đổi hơn thông qua CTA. Ngoài ra, nếu bạn muốn phát huy tối đa tác dụng của CTA thì cần có một nội dung hấp dẫn kèm theo những giá trị mà khách hàng có thể nhận được. Hơn nữa, việc thử nghiệm A/B nhiều phiên bản khác nhau cũng khiến mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Điều này khiến chúng ta có thể so sánh hai phiên bản khác nhau để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Paid Media là gì? Tầm quan trọng của truyền thông trả phí là gì
Kết
Có thể thấy, CTA hiện nay không còn quá xa lạ đối với những người làm marketing, vì nó giúp phần cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tăng thứ hạng từ khóa. Sau khi hiểu được CTA là gì thì bạn cũng biết việc tối ưu CTA là một việc vô cùng cần thiết. Việc sử dụng kích thước, màu sắc, thiết kế cũng như sử dụng vị trí phù hợp sẽ giúp thu hút sự quan tâm của người dùng và thúc đẩy họ thực hiện hành động bạn mong muốn. Ngay bây giờ, hãy kiểm tra lại các nút CTA của mình xem đã thực sự tối ưu và mang lại hiệu quả hay chưa.
Ashley Nguyen – Duavang.net