Như chúng ta đã biết, social media hiện nay đã trở nên vô cùng quan trọng đối với mọi người, và đây cũng là công cụ giúp khách hàng của bạn có một trải nghiệm thú vị hơn trong quá trình mua hàng. Và ai cũng hiểu rằng việc Digital marketing không hề giống với marketing truyền thống thông thường. Chính vì lý do đó, những người làm marketing hiện nay cũng đã biết sử dụng công cụ mới mẻ để có thể dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược và thu thập data khách hàng. Công cụ mà dứa vàng muốn nói tới chính là Social Listening, tuy nhiên bạn đã hiểu Social Listening là gì chưa? nếu chưa biết rõ khái niệm social listening thì hãy tìm hiểu về công cụ tuyệt vời này trong bài viết sau nhé.
Mục Lục
Social Listening là gì
Hiện nay, social media đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và nó có sự tác động lớn đến cách các thương hiệu đang làm để tiếp cận và tìm kiếm khách hàng cho mình. Trải nghiệm khách hàng mục tiêu của thương hiệu trên những kênh truyền thông mạng xã hội khác nhau được xem như một vũ khí giúp doanh nghiệp tiếp cận và biến nó thành cơ hội kinh doanh. Social Listening tool ra đời để giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu của người dùng.
Đến đây chắc bạn vẫn tự hỏi Social Listening là gì mà quyền năng đến vậy. Thực chất, Social Listening là một công cụ giúp thu thập, đo lường, phân tích để doanh nghiệp thấu hiểu người dùng trên các mạng xã hội. Đây là một công cụ thiết yếu trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp B2C ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Khái niệm social listening là gì (Ảnh: Internet)
Social Listening có những giai đoạn nào
Social Listening là một biến thể của ngành nghiên cứu thị trường nên cũng giống như những giai đoạn khi nghiên cứu thị trường thông thường. Các giai đoạn của Social Listening sẽ bao gồm 5 giai đoạn chính sau đây.
- Thu thập dữ liệu
- Xuất dữ liệu
- Phân loại dữ liệu
- Phân tích dữ liệu
- Trình bày và báo cáo nghiên cứu
Thông tin bạn sẽ có được khi sử dụng Social Listening
Thông tin từ ngành hàng
Như đã nói ở trên phần khái niệm social listening là gì thì công cụ Social Listening nào cũng có chức năng phân tích cũng như đánh giá những xu hướng trên các nền tảng Social Media và phân tích những ngành hàng, những thương hiệu đang có ảnh hưởng trên thị trường.
Thông tin từ đối thủ
Social Listening còn giúp người làm marketing hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm đối thủ cung cấp ra thị trường. Hơn nữa nó còn giúp bạn biết được đâu là nội dung của đối thủ có số lượng người quan tâm lớn. Ngoài ra, cũng có một số công cụ giúp bạn so sánh mức độ hiệu quả của những hoạt động marketing giữa mình và đối thủ cùng ngành.
Thông tin từ khách hàng
Hơn tất cả, social listening còn giúp doanh nghiệp biết được những khó khăn, và những động lực khách hàng của mình đang gặp phải. Hơn nữa, nó cũng có thể phân tích nhân khẩu học của khách hàng để từ đó người làm marketing biết rõ đâu là nội dung hoạt động hiệu quả nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Pain Point là gì
Thông tin bạn có được khi sử dụng social listening là gì? Hiện nay Social Listening Việt Nam đã cực kì phổ biến (Ảnh: Internet)
Tại sao cần sử dụng Social Listening
Thực chất, Social Listening chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có sử dụng kênh mạng xã hội để quảng bá, kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn ngay từ đầu đã bỏ qua kênh tiềm năng đó thì bạn không cần quan tâm tới Social Listening nữa. Còn nếu bạn cần một lý do để sử dụng Social Listening thì đây sẽ là những lợi ích vô cùng to lớn mà công cụ này có thể mang lại.
Nghiên cứu thị trường
Người làm marketing cần tìm được những đoạn trao đổi, trò chuyện trên các kênh mạng xã hội sau đó theo dõi nó để nắm được thông tin cũng như có thể định hướng mục tiêu mới cho thương hiệu. Đây cũng là hình thức tìm hiểu insight khách hàng để cải tiến mô hình kinh doanh cũng như chiến lược marketing phù hợp.
Engagement của khách hàng
Thương hiệu định vị luôn hiện hữu trong các hội thoại hằng ngày với khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng và nó không nằm trong các kênh thuộc sở hữu của nhãn hàng, thương hiệu.
>>> Xem thêm: Engagement là gì
Quản lý khủng hoảng và trải nghiệm khách hàng
Thông thường, các doanh nghiệp và thương hiệu luôn tìm kiếm insight khách hàng của mình thông qua các điểm chạm của khách hàng trong hành trình mua hàng của họ. Những thông tin thu được thường vô cùng hữu ích để marketer tập trung vào đó để phục vụ tốt hơn giúp trải nghiệm khách hàng được tốt hơn. Đây cũng là những yếu tố quan trọng giúp quản lý và xử lý khủng hoảng nếu có xảy ra.
Đối tượng nào nên sử dụng Social Listening
Social Listening có thể giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trên mạng xã hội, chính vì thế doanh nghiệp cũng có thêm mục đích để sử dụng Social Listening. Hơn nữa, Social listening còn là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ đến với khách hàng và qua đó sẽ nhận được phản hồi trực quan từ khách hàng. Tuy nhiên, có 2 đối tượng nên sử dụng Social Listening hơn những đối tượng khác đó là:
Doanh nghiệp B2B: Đây là các doanh nghiệp rất cần nghiên cứu và thấu hiểu insight của khách hàng cũng như hành vi của người dùng cũng như cách người dùng áp dụng nó vào sản phẩm.
Doanh nghiệp B2C: Đây là các doanh nghiệp làm việc trực tiếp tới người dùng và họ cần phải kiểm soát ngành của mình cũng như nghiên cứu đối thủ để hiểu hơn về rủi ro cũng như biết được cơ hội có thể đạt được.
Doanh nghiệp B2B và B2C là đối tượng nên sử dụng social listening (Ảnh: Internet)
Top 5 công cụ Social Listening hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay đã có rất nhiều công cụ social listening khác nhau trên thị trường khiến nhiều người hỏi xem công cụ tốt nhất để triển khai social listening là gì? dưới đây là tổng hợp 5 công cụ social listening hiệu quả giúp marketer quản lý kênh social media của mình dễ dàng hơn. (thống kê không theo thứ tự ngẫu nhiên).
Mention
Đây là công cụ Social listening không giống với công cụ khác vì nó là công cụ có thể cập nhật dữ liệu trong 24 giờ. Ngoài ra, marketer còn có thể tùy chỉnh những báo cáo theo nhu cầu riêng của mình. Công cụ này còn giúp marketer dễ dàng tìm kiếm từ khóa liên quan một cách nhanh chóng, hiệu quả.
TweetDeck
Công cụ này được ví như một bảng điều khiển mạng xã hội twitter và nó giúp marketer dễ dàng quản lý mọi dữ liệu đến từ Twitter. Nó còn giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm và có bộ lọc thông minh giúp chức năng tìm kiếm được nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Agorapulse
Đây là công cụ được sử dụng để quản lý và giám sát những kênh mạng xã hội đang triển khai. Công cụ này giúp liên kết những tài khoản trên các nền tảng khác nhau và đánh giá nội dung đăng tải. Ngoài ra nó còn giúp xác định người nổi tiếng trên social của doanh nghiệp. Công cụ này phù hợp với doanh nghiệp nào đầu tư vào việc marketing trên mạng xã hội.
Brandwatch
Khi mà doanh nghiệp muốn phân tích dữ liệu thì đây được xem như một công cụ lý tưởng để chức năng này thực hiện tốt hơn. Brandwatch giúp nhận dạng nhân khẩu học về toàn bộ người dùng trên các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp tổng hợp những gì đang là hot trend để doanh nghiệp nắm bắt và điều chỉnh theo yêu cầu của người dùng.
SocialHeat là nền tảng giúp xác định đối tượng và hành vi người tiêu dùng trên mạng xã hội. Đây là nền tảng duy nhất tích hợp với công cụ đánh giá cảm xúc (Sentiment Rating Engine) có độ chính xác từ 80-85%. Với SocialHeat, các doanh nghiệp có thể:
Social Heat
Đây là công cụ có tích hợp với công cụ Sentiment Rating Engine hay còn được biết đến là công cụ đánh giá cảm xúc và đây là công cụ duy nhất hiện nay có thể làm được điều đó với độ chính xác đến 85%. Công cụ này còn giúp:
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình trang của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội.
- Hạn chế tối đa việc xảy ra khủng hoảng thương hiệu, nếu có nó sẽ phát hiện và cảnh báo ngay
- Xác định đối tượng nào ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu
- Xác định cảm nhận người dùng đối với thương hiệu
- Xác định thuộc tính của thương hiệu trên mạng xã hội
- Xác định những chủ đề đang là hot và xu hướng liên quan tới thương hiệu.
- Phân tích xu hướng theo thời gian (ngày, tuần, tháng,….)
SocialHeat là nền tảng giúp xác định đối tượng và hành vi người tiêu dùng trên mạng xã hội. (Ảnh: Internet)
Lời kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ được Social Listening là gì và có thể thấy đây thực chất không phải là công cụ phức tạp. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ được nó để có thể vận dụng tốt nhất trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Một khi nắm chắc được Social Listening là gì thì mới có được thứ vũ khí mạnh mẽ để có được chỗ đứng cao trên thị trường. Hãy cùng theo dõi những bài viết khác trên dứavàng để có được những kiến thức bổ ích, thú vị các bạn nhé.
Ashley Nguyen – Duavang.net