Phụ nữ mang thai cần có đầy đủ các dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Ngoài các loại thực phẩm bổ dưỡng thì trái cây cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu trong số đó không thể không nhắc đến lựu. Lựu là loại trái cây mát với vị ngọt rất đặc trưng. Những trái lựu có màu đỏ thẫm thường chứa rất nhiều vitamin giúp phòng ngừa chứng thiếu máu cho mẹ, chống lại các dị tật bẩm sinh cho và tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi. Chúng ta thường được nghe đến mẹo dân gian rằng bà bầu ăn lựu, con sinh ra sẽ khỏe mạnh, trắng hồng, có má lúm đồng tiền. Vậy bà bầu ăn lựu được không? Quan niệm ăn lựu này có thật sự đúng? Hôm nay, duavang.net sẽ cùng mẹ đi tìm hiểu xem quả lựu có thật sự tốt cho mẹ và bé như lời đồn và cách bổ sung lựu vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ nhé!
Mục Lục
- 1 Thành phần dinh dưỡng của quả lựu
- 2 Bà bầu ăn lựu được không?
- 2.1 Giảm huyết áp
- 2.2 Bổ sung vitamin C
- 2.3 Bổ sung chất chống oxy hóa
- 2.4 Bổ sung chất sắt
- 2.5 Cải thiện mật độ xương
- 2.6 Tốt cho da
- 2.7 Bổ sung chất xơ
- 2.8 Phát huy đặc tính chống kháng khuẩn
- 2.9 Bảo vệ mô não
- 2.10 Hạn chế sự phát triển của bệnh tim mạch
- 2.11 Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật
- 2.12 Cải thiện trí nhớ
- 2.13 Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
- 2.14 Duy trì mức đường huyết ổn định
- 2.15 Tăng cường hệ miễn dịch
- 3 Bà bầu ba tháng đầu có nên ăn lựu?
- 4 Những lưu ý khi ăn lựu
Thành phần dinh dưỡng của quả lựu
Quả lựu có tên khoa học là Punica granatum có quả màu đỏ, là một loại cây bụi được phân vào loại quả mọng. Quả tròn có đường kính từ 5 – 12 cm trông giống quả táo đỏ và phần đuôi có hình như bông hoa.
Vỏ lựu dày và không ăn được, bên trong quả là hàng trăm hạt có thể ăn được. Các hạt được bao quanh bởi một lớp màu đỏ hoặc hồng nhạt, khi ăn có vị ngọt và mọng nước, đây chính là vỏ hạt.
Phần ăn được của quả lựu là hạt, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép thành nước, khi ép thì phần vỏ sẽ bị loại bỏ.
Trong một chén vỏ hạt tương đương với 174 gram lựu chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Protein: 3 gram
- Folate: 16% RDI
- Chất xơ: 7 gram
- Kali: 12% RDI
- Vitamin C: 30% RDI
- Vitamin K: 36% RDI
Lựu là trái cây rất nhiều chất dinh dưỡng và dưỡng chất tốt cho cơ thể (Ảnh: Internet0
Hạt của quả lựu rất ngọt, một cốc vỏ hạt lựu chứa 144 calo và 24 gram đường. Tuy nhiên, giá trị mà quả lựu mang lại không chỉ ở phần vỏ hạt mà còn do hợp chất thực vật, trong số đó có đặc tính dược liệu mạnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn mận có tốt không?
Bà bầu ăn lựu được không?
Quả lựu là loại trái cây cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Để giải đáp câu hỏi bà bầu ăn lựu được không, mời chị em cùng điểm qua một số lợi ích của việc ăn lựu khi mang thai nhé:
Giảm huyết áp
Lựu nằm trong danh sách trái cây tốt hàng đầu cho người huyết áp cao bởi nó chứa một số dưỡng chất quan trọng trong việc giảm huyết áp. Lựu cũng là loại trái cây hỗ trợ rất tốt cho tim mạch. Phụ nữ mang thai thường hay mắc phải chứng tiền sản giật gây ra huyết áp cao. Việc bổ sung lựu vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu hạn chế rất tốt được tình trạng này.
Lựu giúp bà bầu hạn chế gặp phải tình trạng tiền sản giật (Ảnh: Internet)
Bổ sung vitamin C
Bà bầu ăn lựu được không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Lựu là loại trái cây rất giàu vitamin C. Vitamin C vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa giúp mẹ bầu tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể. Đây là một tác dụng cực kỳ quan trọng với bà bầu. Khi có hệ miễn dịch khỏe mạnh, mẹ bầu có thể chăm sóc bản thân và em bé của mình tốt hơn.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng với cơ thể con người. Chúng giúp tái tạo các tế bào cơ thể, tăng tuổi thọ và hỗ trợ cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn. Điều này cũng giúp chúng ta trẻ lâu và khỏe mạnh hơn. Lựu là quả chứa nguồn chống oxy hóa dồi dào cho cả mẹ và thai nhi. Lựu còn được coi là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cho sức khỏe một cách tự nhiên, điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể hài hòa hơn.
Bổ sung chất sắt
Lựu nằm trong danh sách những loại trái cây bổ máu cho bà bầu. Bà bầu thiếu sắt sẽ gây ra rất nhiều vấn đề đến sức khỏe. Nguy cơ đầu tiên có thể đối mặt chính là sinh non, tiếp theo là trẻ sau sinh sẽ rất dễ mắc nhiều chứng bệnh hơn. Bởi vậy, phụ nữ mang thai luôn được các bác sĩ khuyến cáo bổ sung sắt. Đến đây nếu mẹ còn băn khoăn chuyện bà bầu ăn lựu được không? Thì quả lựu rất giàu sắt, bà bầu nên ăn lựu hoặc uống nước ép lựu để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nhé!
Lựu rất giàu vitamin C giúp phụ nữ mang thai tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể (Ảnh: Internet)
Cải thiện mật độ xương
Bên cạnh các loại sữa giúp cung cấp dinh dưỡng và dưỡng chất tốt cho xương thì mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm cả lựu. Lựu có tác dụng rất tốt với sự phát triển của xương. Chúng không chỉ giúp cải thiện mật độ xương cho mẹ còn tốt cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.
Tốt cho da
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chất chống oxy hóa có nhiều trong lựu, hơn hẳn trà xanh, việt quất. Bà bầu ăn lựu có thể giúp da sáng mịn hơn và ngăn ngừa những vết rạn da. Trong thời kỳ mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng phát ban, nổi mụn trứng cá,… Quả lựu chính là giải pháp tối ưu cho phụ nữ mang thai chống lại những điều đó.
Bổ sung chất xơ
Bà bầu ăn lựu có tác dụng gì là điều rất nhiều người quan tâm. Lựa là trái cây cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể. Chất xơ là một trong những vấn đề chính mà mẹ bầu quan tâm khi tình trạng táo bón nhiều bà bầu gặp phải. Khi mang thai, nhu động ruột của mẹ bầu sẽ bị rối loạn, giải pháp tốt nhất lúc này là bổ sung thêm nhiều chất xơ. Trong đó quả lựu lại chứa hàm lượng chất xơ rất cao, vì vậy mẹ đừng quên bổ sung loại quả này vào thực đơn của mình nhé.
Lựu không chỉ bổ sung chất xơ mà còn làm đẹp da của mẹ bầu (Ảnh: Internet)
Phát huy đặc tính chống kháng khuẩn
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn lựu được không, cùng tìm hiểu thêm một tác dụng khác của quả lựu nhé! Một công dụng rất hữu ích của lựu chính là trong việc điều trị các loại bệnh nhiễm trùng. Việc bổ sung lựu vào thực đơn hàng ngày sẽ bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi sự tấn công của vi trùng bên ngoài. Có thể bạn chưa biết, quả lựu đã được sử dụng từ thời cổ đại để tránh nhiễm trùng. Công dụng này được tìm ra bởi người Ai Cập và được đánh giá cao.
Bảo vệ mô não
Theo nghiên cứu gần đây của các nhà sinh học cho thấy, mẹ bầu ăn nhiều lựu sẽ giúp bảo vệ mô não trẻ sơ sinh khỏi bất kỳ các thiệt hại do giảm cung cấp oxy. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung quả lựu để bổ sung lợi ích cho sự phát triển mô não trẻ nhé.
Hạn chế sự phát triển của bệnh tim mạch
Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa rất hữu ích trong việc làm giảm các bệnh về tim mạch. Phụ nữ mang thai ăn lựu sẽ giảm cholesterol xấu trong máu và giảm thiểu nguy cơ đau tim. Đây là lợi ích quan trọng cho mẹ và rất hữu ích cho thai nhi.
Lựu còn giúp đường kính động mạch của mẹ bầu tăng lên, qua đó việc cung cấp thức ăn cho thai nhi qua máu sẽ dễ dàng hơn. Chất chống oxy hóa trong lựu cũng giữ các động mạch hoạt động ổn định hơn.
Mỗi ngày 1 cốc nước ép lựu sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo vệ mô não của con (Ảnh: Internet)
Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật
Quả lựu giúp chống lại các vi sinh vật gây hại, đầy là điều cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong lựu rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin tổng hợp tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn. Bất cứ vấn đề sức khỏe nào của người mẹ khi mang thai đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các thành phần dinh dưỡng trong lựu giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm và nhiễm trùng thông thường.
Cải thiện trí nhớ
Thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Điều này cần được bổ sung bằng việc ăn bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng. Lựu là trái cây giúp cải thiện được trí nhớ và phòng chống bệnh Alzheimer. Các chất có trong lựu giúp tăng cường các tế bào não và tăng khả năng lưu trữ hình ảnh, lời nói của trí não.
Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Nếu còn băn khoăn bà bầu ăn lựu được không, thì lựu là một trong những món ăn cho mẹ an thai và phòng tránh dị tật thai nhi. Đây là trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất như Vitamin C, K, kali, sắt, chất xơ,… Đây đều là những thành phần quan trọng cho sự cân bằng cơ thể ở con người. Với phụ nữ mang thai, đó còn là phần cực kỳ quan trọng bởi nó giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cho em bé.
Quả lựu chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể (Ảnh: Internet)
Duy trì mức đường huyết ổn định
Ăn lựu hay uống nước ép lựu thường xuyên rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Bà bầu cần luôn đảm bảo sức khỏe của mình để bảo vệ và giúp thai nhi phát triển bình thường. quả lựu chính là giải pháp rất tốt để duy trì lượng đường huyết.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tác dụng của quả lựu với bà bầu rất tuyệt vời, nó giúp mẹ bầu tránh khỏi nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đây là điền rất cần thiết cho thai kỳ. Nếu người mẹ có hệ thống miễn dịch đủ mạnh, sẽ giúp mẹ kháng lại được các loại bệnh tật. Tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai rất quan trọng, bà bầu cần được chăm sóc đặc biệt và tránh để ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài. Mẹ bầu nên bổ sung lựu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để ngăn chặn được tình trạng xấu cho sức khỏe của mình.
Bà bầu ba tháng đầu có nên ăn lựu?
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu bà bầu ăn lựu được không, vậy ăn lựu có tốt cho bà bầu ba tháng đầu? Câu trả lời là Có. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lựu với lượng vừa đủ sẽ giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và bé khi mang thai.
Mẹo lưu truyền trong dân gian cho rằng trong ba tháng đầu mang thai, nếu bà bầu ăn lựu thường xuyên thì em bé sinh ra sẽ có lúm đồng tiền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là chính xác. Tuy nhiên, lựu chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu và em bé. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng thử mẹo này, nếu may mắn bé yêu sinh ra sẽ có má lúm đồng tiền như ý.
Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn lựu không? (Ảnh: Internet)
Bà bầu nên ăn lựu vào tháng thứ mấy?
Vẫn biết lựu là trái cây rất giàu dinh dưỡng, nhưng ăn lựu thời điểm nào tốt chắc hẳn nhiều mẹ chưa biết. Mẹ bầu có thể ăn lựu trong ba tháng đầu và trong suốt cả thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để bổ sung lựu vào chế độ ăn hàng ngày là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8.
Bởi trong quả lựu chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho tim mạch, ngăn ngừa tiền sản giật và ổn định huyết áp cần thiết cho mẹ bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ.
Mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả lựu hoặc 50ml nước ép lựu trong ngày. Quả lựu khá ngọt nên mẹ cần tránh ăn nhiều, bởi chúng có thể gây tăng nhẹ đái tháo đường thai kỳ hoặc huyết áp.
Ăn lựu thời điểm nào tốt?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu 3 tháng đầu nên ăn lựu sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng để cơ thể có thể hấp thụ lượng vitamin và khoáng chất tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể uống kết hợp nước ép lựu vào bữa phụ sau giấc ngủ trưa.
Chúng ta đều đã biết tác dụng tuyệt vời từ quả lựu, tuy nhiên bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không chắc hẳn nhiều người chưa rõ. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn hạt lựu, bởi chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, chất chống oxy hóa, axit có tính chống viêm,…
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn lượng lớn hạt lựu cùng lúc bởi chúng có thể gây ra nguy cơ tắc nghẽn đường ruột, đặc biệt là bà bầu đang bị táo bón thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu ăn lựu có bỏ hạt không thì mẹ nên bỏ hạt nhé.
Bầu mấy tháng ăn lựu có đồng tiền rất được nhiều mẹ bầu quan tâm (Ảnh: Internet)
Những lưu ý khi ăn lựu
Bà bầu có thể ăn lựu sẽ mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Mẹ bầu khi ăn lựu cần chú ý những điều sau đây:
- Tránh dùng chiết xuất từ vỏ lựu, nó có thể gây co thắt làm bà bầu chuyển dạ sớm.
- Hàm lược calo trong nước ép lựu cao, vì vậy mẹ nên uống với lượng vừa phải.
- Lựu khi vào cơ thể sẽ tương tác với một số loại thuốc như thuốc ức chế ACE, satin, thuốc giảm loãng máu, thuốc trị huyết áp.
Kết
Trên đây, duavang.net đã giải đáp các thắc mắc về việc bà bầu ăn lựu được không. Hy vọng những kiến thức trên đây của chúng mình sẽ giúp ích được các mẹ mang thai có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học nhất. Lựu là một loại trái cây có nhiều công dụng tuyệt vời cho thai kỳ. Mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày để bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Đừng quên sử dụng một cách hợp lý để mẹ khỏe và thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh. Đừng quên đón đọc thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng bà bầu trong chuyên mục Làm mẹ của chúng mình nhé!
Sam Sam – duavang.net