Hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ thì việc giao thương với quốc tế là việc vô cùng phổ biến. Chính vì thế đã có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành được du nhập trong quá trình giao thương. Quota là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong xuất nhập khẩu, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được thuật ngữ này. Cùng tìm hiểu quota là gì và những điều bạn cần biết về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch thương mại trong bài viết sau.
Mục Lục
Quota nghĩa là gì
Quota hiểu theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là hạn ngạch xuất nhập khẩu. Đây được xem là một biện pháp nhà nước sử dụng để quản lý, để quy định giới hạn hàng hóa được phép xuất khẩu và nhập khẩu trong thời gian nhất định.
Thông thường, chính phủ sẽ sử dụng biện pháp này đối với những mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế như gạo, các sản phẩm dệt may,… Điều này giúp chính phủ có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để điều tiết thương mại quốc tế cũng như bảo hộ sản xuất trong nước.
Quota là một trong những biện pháp nhà nước sử dụng để thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Điều này vừa giúp ổn định thị trường, vừa giúp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Những mặt hàng quan trọng, thiết yếu sẽ được nhà nước đưa ra hạn ngạch riêng. Các hạn ngạch được đưa ra sẽ kiểm soát số lượng hàng hóa nhập khẩu và giới hạn hàng hóa xuất khẩu để bình ổn giá trong nước.
Quota là gì? Hạn ngạch thương mại là gì? Hạn ngạch xuất khẩu là gì (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Net Profit là gì? Lãi ròng là gì? Vai trò của Net Profit trong doanh nghiệp
Các loại quota phổ biến hiện nay
Khi đã hiểu được rõ khái niệm quota thì chắc hẳn bạn đang muốn biết các loại hạn ngạch thương mại quota là gì đúng không nào. Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.
Hạn ngạch xuất khẩu là gì
Đây là loại hạn ngạch được sử dụng ít nhất hiện nay, hạn ngạch xuất khẩu được sử dụng để hạn chế số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu là gì
Đây là loại hạn ngạch được sử dụng để hạn chế số lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu. Tác động của hạn ngạch nhập khẩu khá giống với thuế nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu giúp doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi nhuận, tuy nhiên chính phủ sẽ không được hưởng nguồn lợi nhuận này. Hiện nay có 2 loại hạn ngạch nhập khẩu chính đó là:
Hạn ngạch tuyệt đối
Giới hạn về số lượng hàng hóa tham gia thương mại trong một khoảng thời gian cụ thể.
Hạn ngạch thuế suất
Cho phép nhập khẩu hàng hóa cụ thể với mức thuế giảm trong thời gian áp dụng hạn ngạch. Nếu nhập quá giới hạn sẽ bị tính thuế cao hơn.
Các loại quota phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet)
Ngoài ra thì còn một số hạn ngạch đặc biệt khác cụ thể là:
Hạn ngạch thuế quan
Là chế độ phân biệt về thuế quan, tùy thuộc vào số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu sẽ có loại thuế suất khác nhau, cụ thể là:
- Thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp cho khối lượng trong hạn ngạch chính là thuế quan ưu đãi.
- Thuế suất cao dành cho khối lượng vượt hạn ngạch.
Mức độ chênh lệch của 2 mức thuế suất này thường khá cao.
Hạn ngạch quốc tế
Đây là loại hạn ngạch được sử dụng chính trong các hiệp hội ngành hàng với mục đích khống chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước thành viên. Điều này sẽ giúp giữ mức giá ổn định trên thị trường quốc tế, giúp bảo vệ quyền lợi chung của các nước thành viên thuộc hiệp hội.
Tính chất của Quota là gì
Ngoài việc được hiểu như một quy chế trong việc kiểm soát hàng hóa thì quota còn đóng vai trò như một động lực giúp các quốc gia có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm số lượng hàng hóa nhập khẩu ít hơn hàng hóa thông thường là nguyên nhân khiến tổng phúc lợi xã hội bị giảm đi.
Cơ chế quản lý bằng quota có tác động khác thuế quan ở chỗ nó biết được chính xác số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do thương mại hóa và loại bỏ thuế quan nên chính phủ đã áp dụng hệ thống hạn ngạch.
Tính chất của quota là gì (Ảnh: Internet)
Hạn ngạch thương mại Quota được áp dụng khi nào
Theo điều 11 của hiệp định GATT năm 1994 thì có hạn chế đối với việc áp dụng hạn ngạch trong hoạt động xuất nhập khẩu với các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới.
Các quốc gia không được sử dụng hạn ngạch vì các lý do không minh bạch. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch trong một số trường hợp như:
- Hạn chế, ngăn ngừa và khắc phục sự khan hiếm về lương thực, thực phẩm mang tính trọng yếu với các bên ký kết xuất khẩu.
- Bảo vệ tình hình tài chính, hoạt động đối ngoại và cán cân thanh toán.
- Các quốc gia đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ đạo đức xã hội, con người, hay động vật quý hiếm,…
Ngoài ra thì còn một số điều kiện đi kèm cho quốc gia áp dụng hạn ngạch ví dụ như:
- Tránh gây tổn hại cho quyền lợi thương mại và kinh tế của các bên tham gia ký kết.
- Không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu
- Thời gian cụ thể và thay đổi nếu áp dụng theo đúng hạn ngạch cần được công bố cụ thể
Quota được áp dụng khi nào (Ảnh: Internet)
Hạn chế của hạn ngạch xuất khẩu là gì
Dù cho quota có nhiều tác động tích cực giúp nền kinh tế phát triển, tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế cụ thể là:
- Làm cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng cao, khiến người dân khó tiếp cận được với hàng hóa nhập khẩu.
- Lãng phí nguồn lực xã hội, khiến nhà nước không thu được lợi nhuận
- Biến doanh nghiệp thành đơn vị độc quyền hàng hóa
- Xảy ra tình trạng buôn lậu hàng hóa
- Dễ phát sinh các vấn đề tiêu cực trong việc xin hạn ngạch của doanh nghiệp, khiến tham nhũng xảy ra.
- …
Hiện nay, ở Việt Nam đã tiến hành xem xét để hủy bỏ hạn ngạch thương mại đối với một số mặt hàng như đường mía. Theo cam kết tại điều 20 của hiệp định ATIGA năm 2009 thì Việt Nam đã cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với đường. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết thì đường mía là ngành sản xuất vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của nước ta nên Việt Nam đã hoãn cam kết đến năm 2020. Thời hạn dỡ hạn ngạch nhập khẩu mía đường với các nước trong khối ASEN được thực hiện từ 1/1/2020.
>>> Có thể bạn quan tâm: Gross Profit là gì? Lợi ích tuyệt vời của Gross Profit đối với doanh nghiệp
Tạm kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu rõ được khái niệm Quota là gì cũng như tính chất của quota. Có thể thấy, nếu bạn là người hoạt động trong ngành thì những vấn đề xung quanh hạn ngạch thương mại là điều quan trọng mà bạn cần hiểu rõ vì nó sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều. Chúc các bạn thành công
Ashley Nguyen – duavang.net