Bệnh gút, bệnh gout hay thống phong là loại bệnh viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng. Đây là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, người béo phì, nghiện rượu,… Chúng gây ra những cơn đau dữ dội và các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy thận,… cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh gút lại hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng và xây dựng lối sống lành mạnh. Vậy người mắc bệnh gout kiêng gì và nên ăn gì? Bệnh gout có chữa được không? Cùng tìm hiểu với chúng mình trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về bệnh gout
Bệnh gout hay bệnh gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa nguyên nhân chủ yếu bởi ăn uống khiến nồng độ acid uric trong huyết tương quá cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể axit uric hoặc tinh thể urat (muối của axit uric) ở khớp và gây ra viêm khớp.
Nếu lắng đọng ở khớp (bao hoạt dịch, sụn khớp) sẽ khiến khớp bị viêm gây đau đớn cho người bệnh, lâu dần sẽ khiến biến dạng và cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận bởi urat (sỏi thận, viêm thận kẽ,…). Bệnh gút thường gặp nhiều ở nam giới trong độ tuổi ngoài 40 và thường có các đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Bệnh gout xảy ra bởi sự gia tăng sản xuất axit uric nội sinh (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Trước khi tìm hiểu bệnh gout kiêng gì, dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh gút:
- Gia tăng sản xuất acid uric nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn hàng ngày.
- Giảm bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể do sử dụng một số thuốc hoặc bệnh thận,…
- Các yếu tố khác như di truyền, gia đình, giới tính, tuổi,…
Diễn biến của bệnh gout
- Bệnh gút thường có những đợt cấp kịch phát những cơn đau đột ngột kéo dài vài ngày rồi kết thúc, các cơn đau này thường diễn ra vào nửa đêm.
- Các cơn đau tiếp theo sẽ phát triển tăng dần và xen kẽ những đợt không triệu chứng ngắn.
- Cuối cùng, một vài cơn đau có thể diễn ra hàng năm và trở thành mạn tính.
Những biểu hiện của bệnh gout
- Viêm khớp cấp tính: Đau nhức, sưng khớp nhất là ngón chân cái và khớp đốt bàn.
- Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận – tiết niệu, suy thận, viêm kẽ thận.
- Lắng đọng sạn urat: Những cục hay hạt urat rồi dưới da di động được dưới mỏm khuỷu, vành tai, gần gân cốt hoặc xương bánh chè.
Ai có nhiều nguy cơ tăng acid uric máu và bệnh gout
- Thừa cân, béo phì.
- Ăn uống không hợp lý, chế độ ăn quá nhiều thực phẩm nhiều nhân purin.
- Nghiện cà phê, rượu.
- Tiền sử gia đình bị bệnh gút.
- Sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu như lasix, hypothiazid,… có thể làm gia tăng acid uric và gây ra các đợt gout cấp tính.
Bệnh gout kiêng gì?
Người bệnh gút nên tránh nạp vào các thực phẩm giàu fructose và purin cao để có thể kiểm soát được nồng độ axit urci trong mức ổn định. Dưới đây là các thực phẩm cần tránh:
Người bệnh gút cần tránh sử dụng các thực phẩm làm tăng axit uric (Ảnh: Internet)
Thịt đỏ
Thịt bò, dê, lợn,… là những loại thịt đỏ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như chất đạm (protein), vitamin B6, B12, vitamin E,… Bởi hàm lượng protein cao nên nồng độ axit uric trong máu dễ tăng cao, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Chưa kể, thịt đỏ qua khâu chế biến sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, điều này khiến các nhân purin trong chúng chuyển hóa thành axit uric.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng hoàn toàn thịt đỏ, bởi cơ thể cần rất nhiều nguồn năng lượng từ thịt. Bạn nên duy trì nạp vào một lượng thịt đỏ ở lượng vừa phải, chỉ nên ăn không quá 100gram/ngày và tối đa 2 lần/tuần. Thịt đỏ cần được chế biến kỹ, việc kho, hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn khi chế biến chiên xào, nướng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được lượng mỡ nạp vào cơ thể.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, tim, thận, óc, dạ dày,… đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, cholesterol, các chất khoáng (kẽm, sắt, selen), CoQ10, vitamin nhóm B (B2, B6, B12, folate). Đây chính là thực phẩm đứng đầu trong danh sách bệnh gout kiêng gì. Chúng tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều purin, là chất làm tăng nồng độ acid uric trong máu và làm bệnh tình trầm trọng hơn, sưng và đau nhiều hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mỡ máu kiêng gì?
Thịt ngỗng, thịt gà tây
Đây là loại thịt chứa nhiều dinh dưỡng như axit amin, sắt, vitamin B, photpho và các khoáng chất,… Trong thịt gà còn chứa purin, vậy nên người bệnh gout chỉ nên ăn thịt gà ở mức độ vừa phải. Lượng thịt sử dụng chỉ nên ở mức 110 – 175 mg, bởi ở hàm lượng vừa đủ này sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế được sự gia tăng purin trong máu.
Các loại thịt đỏ và nội tạng động vật đứng đầu trong danh sách thực phẩm mà người bệnh gút cần tránh xa (Ảnh: Internet)
Hải sản
Một trong những thực phẩm không thể không nhắc đến về bệnh gout kiêng gì chính là hải sản. Cá ngừ, cá trích, động vật có vỏ như sò, ốc, nghêu,… đều chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đều có purin. Hải sản rất giàu chất đạm nên người bệnh gút nên hạn chế ăn.
Rượu, bia, đồ uống có đường
Rượu bia sẽ khiến sự tạo axit uric trong gan tăng cao và ngăn cản thận thải axit uric. Vì vậy, người bệnh gút cần hạn chế tối đa các chất kích thích, đồ uống có đường như nước trái cây, nước ngọt, nước có gas,… để tình trạng bệnh không bị trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn
Người bệnh gout kiêng ăn gì thì chính là các loại thịt đã chế biến sẵn như thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, nem chua,… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của người bệnh gút. Hãy sử dụng các loại thực phẩm tươi và tự chế biến để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.
Các loại rau chứa hàm lượng purin cao
Ngoài các loại thịt chứa purin cao thì một số loại rau cũng là thực phẩm chứa purin cao mà người bệnh gút nên kiêng. Ngoài các cách chữa bệnh gút dứt điểm thì người bệnh cần cung cấp nhiều rau xanh và vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, các loại rau củ quả có hàm lượng purin cao dưới đây cần tránh: đậu đen, đậu lăng, đậu phộng, đậu xanh, đậu trắng, đậu hà lan, su hào, cải xoăn,…
Bệnh gout nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm trong danh sách bệnh gout kiêng gì thì bệnh gout nên ăn gì cũng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Đa số người bệnh rất hoang mang khi lựa chọn thực phẩm bởi chúng đều chứa purine hoặc fructose. Dưới đây là một số thực phẩm có thể dùng thoải mái, rất tốt cho sức khỏe người bệnh gout bởi hàm lượng các chất này rất thấp như:
Người bệnh gút nên sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng Purine hoặc Fructose thấp (Ảnh: Internet)
Trái cây
Các loại trái cây như cherry, táo, dâu,… đều chứa rất nhiều vitamin và tốt cho người bệnh. Đặc biệt, trong trái cherry chứa beta caroten, vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên bổ sung cherry vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng sưng viêm và làm giảm axit uric trong cơ thể người bệnh gút.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm giảm nồng độ axit uric trong máu, giúp chống oxy hóa, chống viêm, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh gout nên bổ sung những thực phẩm có tính chua nhẹ như dứa, ổi, súp lơ, ớt chuông,… vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Lưu ý, không nên sử dụng vitamin C ở liều cao để tránh gây ợ nóng, buồn nôn, tăng oxalat niệu. Dùng trong một thời gian kéo dài sẽ làm hình thành sỏi và giảm quá trình đào thải axit uric. Những loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như chanh, quất, bưởi,…
Người bệnh gút nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa (Ảnh: Internet)
Thịt trắng
Các loại thịt trắng chứa hàm lượng chất đạm cao mà rất ít purin như thịt ức gà, cá sông, cá lóc,… Các loại thịt cá trắng rất tốt cho người bệnh gout. Nếu các loại thịt đỏ nằm trong danh sách bệnh gout kiêng gì thì thịt trắng lại giúp làm chống quá trình kết tủa axits uric, vì vậy nên sử dụng loại thực phẩm này với hàm lượng 110-170gram/ngày.
Dầu thực vật, dầu oliu
Dầu thực vật và dầu ô liu chứa chất béo tốt, giảm sưng đau, giảm axit uric và hỗ trợ chống viêm khớp. Người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng loại dầu này trong các bữa ăn hàng ngày để hấp thụ tối đa các dưỡng chất như salad, tránh chế biến ở nhiệt độ cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Huyết áp cao kiêng gì?
Kết
Trên đây, duavang đã cùng bạn tìm hiểu về các thực phẩm cho người bệnh gout kiêng gì và nên ăn gì. Có thể thấy, axit uric tăng cao là nguyên nhân lớn nhất gây ra căn bệnh đau đớn này. Chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống để có thể kiểm soát được lượng axit uric cho người bệnh gút là cực kỳ cần thiết. Hy vọng những chia sẻ của chúng mình sẽ giúp ích được nhiều đến bạn.
Sam Sam – duavang.net