Thứ Hai, 19 Tháng 5 , 2025
Dứa Vàng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
No Result
View All Result
duavang.net - Chuyên trang tổng hợp kiến thức cho mọi lứa tuổi
No Result
View All Result
Shopee Shopee Shopee

Sociopath là gì? #5 Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Jasmine Vu Bởi Jasmine Vu
13 Tháng mười một, 2021
in Sức khỏe - Làm Đẹp
0

Sociopath là căn bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội, đã được đưa rất nhiều vào phim ảnh trong những năm gần đây. Thực tế, Sociopath là người không có sự đồng cảm hay lòng tốt căn bản của con người. Họ thường không cảm thấy tội lỗi khi thao túng người khác để đem lại lợi ích. Vậy Sociopath là gì? Người mắc chứng rối loạn tâm lý này có đặc điểm gì khác so với người bình thường? Phân biệt Psychopath và Sociopath như thế nào? Mời bạn cùng đón đọc trong bài viết sau đây!

Mục Lục

  • 1 Sociopath là gì?
  • 2 Dấu hiệu nhận biết Sociopath là gì?
    • 2.1 Thiếu sự đồng cảm
    • 2.2 Gặp khó khăn trong các mối quan hệ
    • 2.3 Sociopath có xu hướng bạo lực, hung hăng
    • 2.4 Vô trách nhiệm
    • 2.5 Có những hành vi nguy hiểm
  • 3 Sự khác biệt giữa một Sociopath và Psychopath là gì?
  • 4 Chẩn đoán bệnh Sociopath
  • 5 Nguyên nhân gây bệnh Sociopath là gì?
  • 6 Biện pháp điều trị cho người bệnh Sociopath là gì?
  • 7 Cách đối phó với người mắc Sociopath là gì?
    • 7.1 Cẩn thận với những điều bạn nói ra
    • 7.2 Tránh đối đầu khi có thể
    • 7.3 Cảnh giác
  • 8 Dấu hiệu bệnh Sociopath ở trẻ em
    • 8.1 Vi phạm quy tắc
    • 8.2 Sự phá hủy
    • 8.3 Sự lừa dối

Sociopath là gì?

Sociopath là gì thì đây là một thuật ngữ chỉ những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial personality disorder-ASPD). Chứng rối loạn này bao gồm hành vi bốc đồng, thao túng người khác và thiếu sự đồng cảm. Các hành vi này khiến Sociopath khác với những căn bệnh khác, ví dụ như tự kỷ cũng có thể có hành vi thiếu đồng cảm.

Để có thể xác định được một người có mắc bệnh Sociopath không thì cần quá trình chẩn đoán phức tạp. Nó liên quan trực tiếp đến các yếu tố môi trường và sinh học. Thuật ngữ “Sociopath” thường mang ý nghĩa tiêu cực, vì vậy không nên gắn mác Sociopath cho bất kỳ ai khi mà bạn chưa có nhận định rõ ràng. Việc chẩn đoán được bệnh thì người đó phải có tiền sử phạm tội lừa đảo, hành hung và phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Sociopath là gì

Sociopath là gì? Sociopath meaning? (Ảnh: Ineternet)

Dấu hiệu nhận biết Sociopath là gì?

Thiếu sự đồng cảm

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh Sociopath. Sự thiếu đồng cảm và không có cảm giác tội lỗi khi làm những điều xấu. Khi không có cảm giác tội lỗi bó buộc, người đó sẽ có xu hướng làm bất cứ thứ gì mà họ muốn, dù là việc đó rất tồi tệ.

Gặp khó khăn trong các mối quan hệ

Những người mắc bệnh Sociopath thường gặp khó khăn trong việc tạo liên kết cảm xúc với những người xunh quanh. Do đó, các mối quan hệ của họ thường không được bền vững. Thay vì kết nối với những người khác, họ thường lợi dụng các mối quan hệ phục vụ mục đích cá nhân bằng các đe dọa, lừa dối,…

Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường nói dối, không trung thực. Khi lừa dối người khác vì mục đích của bản thân, họ sẽ không có cảm giác tội lỗi. Họ cũng có xu hướng “thêm mắm, dặm muối” vào sự thật để có thể trục lợi.

Sociopath có xu hướng bạo lực, hung hăng

Có thể nhận biết bệnh Sociopath là gì qua một dấu hiệu nữa là hung hăng về hành động hoặc khuynh hướng sử dụng bạo lực thông qua lời nói. Cho dù ở hình thức nào, thì người mắc Sociopath thường có hành vi coi thường cảm xúc của người xung quanh. Bên cạnh đó, những người này còn xem những hành vi của mọi người xung quanh là việc gây sự. Điều này sẽ khiến họ tìm cách để trả thù.

Dấu hiệu nhận biết Sociopath là gì

Người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ (Ảnh: Internet)

Vô trách nhiệm

Một triệu chứng của người mắc Sociopath rất phổ biến là họ rất xem nhẹ trách nhiệm với bản thân và xã hội. Họ có thể không chấp hành các quy tắc của xã hội, không nuôi dưỡng con cái, không đóng tiền điện, nước,…

Có những hành vi nguy hiểm

Xu hướng thực hiện những hành vi nguy hiểm sẽ thường thấy khi tìm hiểu về căn bệnh Sociopath là gì. Cùng với đó là các biểu hiện như bốc đồng, vô trách nhiệm, sự thỏa mãn tức thời ở người mắc chứng bệnh này. Họ thường không quan tâm đến sự an toàn của chính bản thân họ hay của mọi người xung quanh.

Sự khác biệt giữa một Sociopath và Psychopath là gì?

Theo tài liệu chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần của Hiệp hội tâm thần Mỹ (APF), cả hai căn bệnh Psychopath và Sociopath đều thuộc danh mục Những chứng rối loạn nhân cách xã hội (ASPD). Các chứng bệnh này đều có những điểm khá tương đồng dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Tuy nhiên, cả Psychopath và Sociopath đều có những đặc điểm khác nhau nhất định.

Ở góc độ tội phạm học, Sociopath có thể gây ra các hành vi phạm tội bao gồm cả tội giết người xu hướng bộc phát thay vì lên kế hoạch chuẩn bị trước. Những người mắc Sociopath thường có xu hướng lo lắng và dễ kích động, học thức kém. Ngược lại, Psychopath lại không thể cảm thông hay thiết lập mối quan hệ tình cảm gắn bó với bất kỳ ai, thậm chí có tính cách quyến rũ và hấp dẫn.

Người mắc psychopath có khả năng ngụy trang để che giấu sự nghi ngờ từ người khác rất tốt. Họ có thể thao túng được lòng tin của người khác bằng cách bắt chước hành vi và cảm xúc của mọi người. Theo góc độ tội phạm, Psychopath thường cẩn thận lên kế hoạch từng chi tiết một cách tỉ mỉ, lạnh lùng, bình tĩnh thực hiện. Không giống Sociopath, Psychopath thường là những người có công việc ổn định, có học thức cao, có những mối quan hệ lâu dài khác nên ít bị nghi ngờ bản chất thực sự.

Một đặc điểm phân biệt hai bệnh ASPD là ở nguyên nhân gây ra bệnh này. Nếu Psychopath ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố di truyền thì Sociopath là kết quả của môi trường sống và xã hội.

Sociopath được các nhà khoa học cho rằng rất dễ được hình thành từ bạo lực tinh thần, sang chấn tâm lý. Psychopath lại hình thành dựa trên sự thiếu sót về não bộ, sinh lý dẫn đến việc khó kiểm soát cảm xúc.

Sự khác biệt giữa một Sociopath và Psychopath là gì

Psychopath vs Sociopath. Psychopath meaning. Dấu hiệu phân biệt bệnh Psychopath và Sociopath (Ảnh: Internet)

Chẩn đoán bệnh Sociopath

Việc chẩn đoán bệnh phải đảm bảo người được chẩn đoán đủ 18 tuổi trở lên. Vì trong độ tuổi dạy thì, nhân cách có thể thay đổi. Việc chẩn đoán cũng bao gồm cách hành vì thường xuyên và nghiêm trọng trong thời gian dài như:

  • Phá hủy tài sản
  • Sự xâm hại với động vật, con người
  • Trộm cắp
  • Gian dối
  • Bốc đồng, không chủ ý hành động từ trước.
  • Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc đạo đức, xã hội

Những dấu hiệu của bệnh Sociopath phải xuất hiện riêng biết, không đi cùng các căn bệnh như rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay tâm thần phân liệt.

Nguyên nhân gây bệnh Sociopath là gì?

Nhân cách là sự kết hợp của cảm xúc, hành vi và suy nghĩ, đồng thời nó ảnh hưởng đến cách con người nhìn nhận niềm tin về người khác, nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh.

Nguyên nhân gây nên bệnh Sociopath không có chính xác nhưng bạn có thể tham khảo một số nhận định sau đây:

  • Gen di truyền dễ khiến người bệnh dễ mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội hơn.
  • Các biến cố, tình huống trong đời sống có thể kích hoạt sự phát triển của Sociopath.
  • Những thay đổi trong cách hoạt động của não có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.

Biện pháp điều trị cho người bệnh Sociopath là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội điều trị vô cùng phức tạp, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng những liệu pháp tâm lý trong một thời gian dài. Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng các phương thức tâm lý trị liệu khác nhau tùy theo tình trạng của người bệnh. Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp người bệnh phát hiện ra những hành vi, suy nghĩ tiêu cực. Nó cũng có thể tác động lên người bệnh để hướng sang những hành vi và suy nghĩ tích cực hơn.

Một phương pháp nữa là trị liệu tâm động năng hay phân tâm, phương pháp này có thể giúp người bệnh nâng cao nhận thức về ý nghĩa, ý thức biểu hiện bệnh và vô thức. Điều này sẽ giúp bệnh nhân Sociopath có thể thay đổi bệnh.

Cách đối phó với người mắc Sociopath là gì?

Đến đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được Sociopath là gì rồi đúng không? Vậy cách đối phó với người mắc bệnh này như thế nào? Nếu bạn quen người mắc bệnh này thì việc bảo vệ bản thân và biết cách xử lý tình huống là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số cách đối phó với người bệnh Sociopath bạn có thể tham khảo:

Cẩn thận với những điều bạn nói ra

Những người bệnh Sociopath thường có khả năng thao túng người khác để lấy thông tin từ các cuộc nói chuyện. Họ sẽ lợi dụng điều đó để điều khiển hoàn cảnh nhằm mục đích riêng. Vì vậy, bạn nên tránh xa các cuộc trò chuyện hay thảo luận về tài chính, các mối quan hệ cá nhân hay bất kỳ chủ đề nào khác có liên quan đến thông tin mật. Bên cạnh đó, họ chính là những bậc thầy trong việc thao túng. Họ sẽ kiểm soát cảm xúc, gây ra những rắc rối và nghi ngờ cho người khác.

Cách đối phó với người mắc Sociopath

Tránh đối đầu với họ là một trong những cách đối phó với người mắc Sociopath (Ảnh: Internet)

Tránh đối đầu khi có thể

Bạn hãy ghi nhớ, người bệnh Sociopath sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cắn rứt lương tâm, một số người bệnh còn là những người liều lĩnh và nguy hiểm. Sự thiếu lương tâm này có thể gây ra những hành động bạo lực nếu họ cảm thấy bị đe dọa. Cho dù có thể cảm thấy bực bội, nhưng an toàn nhất bạn nên tránh bấy kỳ các đối đối đầu nào khi có thể.

Cảnh giác

Nếu cảm giác được mình đang ở trong tình huống không thoải mái, hãy đến nơi nào đó an toàn. Nếu bạn thấy mình đang ở trong tình huống nguy hiểm, hãy gọi cho cảnh sát và đừng cố tự giải quyết tình huống. Vì điều này rất có thể khiến những tác hại lớn có thể xảy ra với bản thân.

Dấu hiệu bệnh Sociopath ở trẻ em

Có thể bạn chưa biết, nhiều hành vi Sociopath rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong độ tuổi này, chúng vẫn đang thích nghi với các ranh rới xã hội và đang học hỏi. Vì vậy, trẻ em thường không được chẩn đoán mắc bệnh này. Thay vào đó, thuật ngữ rối loạn ứng xử sẽ được các bác sĩ sử dụng cho những trẻ có hành vi chống đối xã hội một cách thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều hành vi là bình thường dưới đây của một số trẻ, nhưng bạn nên chú ý các hành vi để có thể chẩn đoán được Sociopath càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Sociopath ở trẻ em

Sociopath là gì? Test rối loạn nhân cách chống đối xã hội để nhận biết bệnh Sociopath ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Vi phạm quy tắc

Việc kiểm tra ranh giới trước khi biết hậu quả là việc bình thường ở trẻ em. Chúng có thể thực hiện theo các cách:

  • Trốn học
  • Chạy trốn khỏi nhà
  • Không về nhà đúng giờ.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều ngừng làm những điều trên khi chúng nhận ra những điều đó sẽ khiến chúng gặp rắc rối. Ở trẻ em mắc chứng rối loạn ứng xử mặc dù hiểu rõ những hậu quả nhưng chúng thường sẽ tiếp tục vi phạm các quy tắc. Khi lớn hơn, các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử có thể sẽ cực đoan hơn. Ví dụ như trộm cắp, sử dụng ma túy,…

Sự phá hủy

Ở trẻ mắc chứng rối loạn hành vi thường thể hiện các hành vi phá hoại nhất quán có thể cực đoan. Bao gồm các hành vi:

  • Trộm cắp tài sản
  • Phá hoại tài sản công cộng
  • Đột nhập vào nhà người khác

Sự lừa dối

Đa số trẻ đều cố gắng tìm nhiều cách khác nhau để có thể có được những thứ mà chúng muốn, nhưng những trẻ mắc chứng rối loạn hành vi lại ăn cắp của người khác hoặc liên tục nói dối để đạt được.

Chứng rối loạn hành vi từ thời thơ ấu được coi là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến phát triển các rối loạn hành vi như bệnh Sociopath khi đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, các bậc cha mẹ, giáo viên, bác sĩ cần xác định được sớm những bé có khả năng và đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời dự phòng cho bệnh Sociopath này.

>>> Có thể bạn quan tâm: OCD là gì?

Kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được căn bệnh Sociopath là gì và những dấu hiệu của người mắc căn bệnh này. Người mắc bệnh Sociopath thường có các hành vi chống đối xã hội, không có nhân cách sống. Vì vậy, không nên đối đầu trực tiếp với họ vì rất có thể bạn sẽ gặp nguy hiểm. Bạn cần đề phòng khi gặp những đối tượng này. Thông qua những dấu hiệu của bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở trẻ em, mong rằng các bé có thể được phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Jasmin Vu – duavang.net

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Previous Post

Affiliate Marketing là gì? Bật mí bí kíp làm Affiliate Marketing hiệu quả

Next Post

Bộ sưu tập #69+ Hình xăm hoa hồng đẹp nhất ở các vị trí trên cơ thể

Bài Viết Liên Quan

Nhịn ăn gián đoạn là gì
Dáng đẹp

Nhịn ăn gián đoạn là gì và liệu thực sự có tác dụng giảm cân không?

26 Tháng 9, 2024
Bệnh gout kiêng gì
Sống khỏe mỗi ngày

Bệnh gout kiêng gì và nên ăn gì để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả?

26 Tháng 9, 2024
Mỡ máu kiêng gì
Sống khỏe mỗi ngày

Mỡ máu kiêng gì? Những nguyên tắc ăn uống cho người mỡ máu cao

26 Tháng 9, 2024
Huyết áp cao kiêng gì và nên ăn gì
Sống khỏe mỗi ngày

Huyết áp cao kiêng gì, ăn gì để không gặp các biến chứng nguy hiểm?

26 Tháng 9, 2024
Bí quyết để có hàm răng chắc khỏe 2
Đẹp hơn mỗi ngày

Tẩy trắng răng được bao lâu? Bao lâu thì nên tẩy trắng răng một lần?

26 Tháng 9, 2024
Bệnh giời leo là gì
Sống khỏe mỗi ngày

Bị giời leo kiêng gì và ăn gì để bệnh nhanh khỏi mà không để lại sẹo?

26 Tháng 9, 2024

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tra cứu phạt nguội

Đang kiểm tra...

Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.

QR Code

Bài Viết Mới Nhất

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

2 Tháng 5, 2025
Phân tích báo cáo tài chính EG32

Học từ xa #42: Học phần Phân tích báo cáo tài chính – EG32.100

20 Tháng 4, 2025
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - EG45.087

Học từ xa #41: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – EG45.087

20 Tháng 4, 2025
Quản trị rủi ro EG36

Học từ xa #40: Học phần Quản trị rủi ro – EG36.058

12 Tháng 5, 2025
Tài chính doanh nghiệp - BA51.095

Học từ xa #39: Học phần Tài chính doanh nghiệp – BA51.095

24 Tháng 2, 2025

Bài Viết Đang Hot

Tin học đại cương eg12.169

Học từ xa #7: Học phần tin học đại cương EG12.169

26 Tháng 8, 2024
Marketing căn bản - EG18.084

Học từ xa #14: Học phần Marketing căn bản – EG18.084

26 Tháng 12, 2024
nguyen-ly-ke-toan-eg17-111

Học từ xa #18: Học phần Nguyên lý kế toán – EG17.111

26 Tháng 8, 2024
Kinh tế v mô EG13.096

Học từ xa #10: Học phần Kinh tế vi mô – EG13.096

20 Tháng 4, 2025

Giới thiệu

https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.

Liên hệ

– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội

– Hotline: 083 727 1993

– Email: lienhe.duavang@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Chính sách và điều khoản

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

x
x