Pháp luật đại cương là một môn học bắt buộc trong lộ trình học đại học bất kể là online hay offline. Đây là môn học giúp bạn hiểu thêm về pháp luật tại Việt Nam. Đối với nhiều người thì đây là một môn học không cần thiết, tuy nhiên nó sẽ rất hữu ích với các bạn sau này khi ra xã hội. Chính vì vậy, đây là bài thứ 8 trong series học đại học từ xa tại nhà về Học phần pháp luật đại cương EG04.146. Hãy cùng học tập với duavang.net nhé.
>>> Xem thêm: Học từ xa #7: Học phần tin học đại cương EG12.169
Hướng dẫn tìm kiếm: Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm câu hỏi khi sử dụng máy tính. Hãy ấn tổ hợp phím “Ctrl + F” sau đó điền câu hỏi vào để so sánh với đáp án của mình nhé. Câu hỏi và đáp án dựa vào môn học có mã môn EG04.146 của chương trình học từ xa Đại học Mở Hà Nội.
Câu hỏi | Đáp án đúng |
Văn bản nào dưới đây không phải văn bản dưới luật? | Hiến pháp |
Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm có: | Tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương |
Các trường hợp cần áp dụng pháp luật: | Khi cần kết nạp thêm đảng viên mới; Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. |
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý là: | Căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế. |
Căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là: | Tất cả các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm. |
Cấu thành của vi phạm pháp luật gồm yếu tố: | Mặt khách quan của vi phạm pháp luật; Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật; Chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật |
Chọn đáp án đúng: Nguồn của pháp luật là tất cả các hình thức (yếu tố) chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động | Của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội. |
Chọn đáp án đúng: Pháp luật có các hình thức cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp (hay án lệ) và văn bản quy phạm pháp luật. | Tập quán pháp, tiền lệ pháp (hay án lệ) và văn bản quy phạm pháp luật. |
Chủ thể có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay bao gồm | Các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền ban hành pháp luật |
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân gồm: | Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú ở Việt Nam. |
Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức gồm: | Nhà nước; cơ quan, tổ chức nhà nước; các tổ chức phi nhà nước; pháp nhân. |
Có thể phân loại chức năng nhà nước theo | Nhiều cách dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. |
Cố ý gián tiếp là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức… | Để mặc cho hậu quả đó xảy ra hoặc chấp nhận hậu quả đó. |
Cố ý trực tiếp là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và … | Mong muốn hậu quả đó xảy ra. |
Cơ cấu của quy phạm pháp luật bảo vệ gồm có hai bộ phận là: | Giả định và chế tài. |
Cơ cấu của quy phạm pháp luật điều chỉnh bao gồm | Giả định, quy định và biện pháp tác động của nhà nước |
Cơ cấu của quy phạm pháp luật điều chỉnh bao gồm: | Giả định, quy định và biện pháp tác động của nhà nước |
Đặc điểm của áp dụng pháp luật là: | Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính quyền lực nhà nước; Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính cá biệt, cụ thể đối với từng quan hệ xã hội. |
Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý là: | Chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý chủ yếu là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Truy cứu trách nhiệm pháp lý là áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với chủ thể vi phạm pháp luật. |
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật: | Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành; Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện; Văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống |
Đặc trưng của pháp luật là: | Pháp luật có tính chính trị; Pháp luật có tính hệ thống và tính thống nhất. |
Điều kiện để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể độc lập và chủ động của quan hệ pháp luật là: | Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật. |
Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân gồm: | Được thành lập một cách hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó |
Động cơ vi phạm pháp luật là thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. | Động lực tâm lý bên trong |
Khách thể của quan hệ pháp luật là …khiến cho các bên chủ thể thiết lập quan hệ pháp luật với nhau, yếu tố này có thể mang lại cho các chủ thể những lợi ích nhất định về vật chất hoặc tinh thần. | Yếu tố |
Khách thể của vi phạm pháp luật là… Được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại | Quan hệ xã hội |
Loại văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành là: | Nghị định. |
Loại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là: | Nghị quyết. |
Loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành là: | Quyết định. |
Loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành là: | Quyết định. |
Loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành là: | Pháp lệnh, nghị quyết. |
Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật gồm các loại: | Cố ý trực tiếp; Cố ý gián tiếp; Vô ý vì cẩu thả và vì quá tự tin |
Lỗi là… Của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội. | Thái độ hay trạng thái tâm lý tiêu cực |
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố: | Lỗi của chủ thể; Mục đích vi phạm pháp luật; Động cơ vi phạm pháp luật. |
Năng lực hành vi pháp luật là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể… Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. | Xác lập và thực hiện |
Nếu dựa vào giá trị pháp lý thì có thể chia văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay thành | Hai loại cơ bản là văn bản luật và văn bản dưới luật. |
Nguyên nhân của tham nhũng gồm: | Những hạn chế trong chính sách, pháp luật; Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng |
Nhà nước có | 5 đặc trưng (đặc điểm) |
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở điểm: | Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội và thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ; Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia; Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội. |
Những từ nào còn thiếu trong chỗ trống: | Kiểm soát |
Những từ nào còn thiếu trong chỗ trống: Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc… Quyền lực nhà nước. |
Kiểm soát |
Những từ nào còn thiếu trong chỗ trống: “Nhà nước là tổ chức……của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội” | Quyền lực đặc biệt |
Những từ nào còn thiếu trong chỗ trống: “Nhà nước là tổ chức……của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội” | Quyền lực đặc biệt |
Những từ nào còn thiếu trong chỗ trống: hệ thống chính trị nước ta gồm …. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng. | Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Những từ nào còn thiếu trong chỗ trống: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước… Để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội. | Đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện |
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm… Của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. | Quyền và nghĩa vụ pháp lý |
Pháp luật khác với đạo đức ở điểm cơ bản là: | Pháp luật có tính quyền lực nhà nước; Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; Pháp luật có tính hệ thống và tính thống nhất |
Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc … Của bộ máy nhà nước. | Tổ chức, hoạt động, giám sát hoạt động |
Pháp nhân là tổ chức do nhà nước… Có thể trở thành chủ thể độc lập của nhiều quan hệ pháp luật. | Thành lập hoặc thừa nhận |
Phần biện pháp tác động của nhà nước trong quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: | Hình thức khen thưởng nào có thể được hưởng? Hậu quả bất lợi nào có thể phải gánh chịu? |
Phần giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: | Ai? Khi nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào? |
Phần quy định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: | Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? |
Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội nhằm… Của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, từ đó hình thành ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo những yêu cầu của pháp luật. | Tăng cường sự hiểu biết pháp luật |
Quy phạm pháp luật khác quy tắc đạo đức ở điểm cơ bản là: | Tất cả những điểm trên |
Quy phạm pháp luật khác quy tắc đạo đức ở điểm cơ bản là: | Quy phạm pháp luật là do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện; Quy phạm pháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhà nước; Nội dung của quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do nó điều chỉnh |
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung hay chuẩn mực chung do nhà nước… Để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước. | Đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện |
Quyền chủ thể bao gồm các khả năng: | Tự xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép; Yêu cầu các chủ thể khác phải chấm dứt những hành vi cản trở việc thực hiện quyền của mình; Yêu cầu các chủ thể khác phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền của mình |
Quyền chủ thể là cách xử sự mà chủ thể… Theo quy định của pháp luật. | Có thể tiến hành |
Sự kiện pháp lý là sự kiện, sự việc thực tế xảy ra trong cuộc sống được pháp luật gắn với việc… Quan hệ pháp luật. | Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt |
Tâm lý pháp luật là tổng thể các trạng thái tâm lý của con người như… Đối với pháp luật | Tình cảm, thái độ, tâm trạng, thói quen, xúc cảm |
Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật… Của mình bằng các hành động tích cực. | Thực hiện nghĩa vụ pháp lý |
Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động)… Của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. | Thực tế hợp pháp |
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở điểm: | Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền; Pháp luật bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng cầm quyền. |
Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở điểm: | Nhà nước là bộ máy để tổ chức và quản lý xã hội, nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự và sự ổn định của xã hội; Nhà nước có nhiều hoạt động vì lợi ích của lượng lượng cầm quyền và bảo vệ quyền lãnh đạo của lực lượng này |
Tính xã hội của pháp luật thể hiện ở điểm: | Pháp luật thể hiện ý chí chung của toàn xã hội và nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội; Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập, củng cố và bảo vệ trật tự xã hội. |
Tính ý chí của quan hệ pháp luật thể hiện ở điểm: | Thể hiện ý chí của Nhà nước và của các chủ thể cụ thể tham gia quan hệ. |
Trách nhiệm pháp lý của một chủ thể là… Phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện qua việc họ phải chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. | Sự bắt buộc chủ thể đó |
Trách nhiệm pháp lý khác với trách nhiệm đạo đức ở điểm: | Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định; Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật; Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu |
Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là | Nhà nước và công dân |
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nhà nước ở vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì: | Nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất và có quyền thu thuế; Nhà nước có hệ thống pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý và duy trì trật tự xã hội |
Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, công dân có nghĩa vụ: | Hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; Không được lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác |
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật… Những hành vi mà pháp luật cấm. | Kiềm chế, không tiến hành |
Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những… Pháp lý. | Tư tưởng, quan điểm, học thuyết, trường phái |
Vai trò của pháp luật có thể được xem xét dưới góc độ: | Đối với xã hội; đối với lực lượng cầm quyền; đối với nhà nước |
Văn bản dưới luật là: | Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước từ Ủy ban thường vụ Quốc hội trở xuống ban hành. |
Văn bản luật bao gồm: | Hiến pháp, các đạo luật khác (bộ luật và luật), nghị quyết của Quốc hội. |
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản… Ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện hay các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước. | Do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền |
Vi phạm pháp luật là hành vi…, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. | Trái pháp luật và có lỗi |
Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng… Nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. | Hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được |
Xét về bản chất, pháp luật là | Hiện tượng xã hội luôn thể hiện tính xã hội và tính giai cấp. |
Xét về bản chất: nhà nước là | Một hiện tượng xã hội luôn thể hiện tính xã hội và tính giai cấp |
Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng là: | Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và pháp luật; Phòng, chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội |
Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng là: | Phòng, chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền; Phòng, chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; |
Ý thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với: | Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật. |
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người…, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể | Đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác |
Ý thức pháp luật là… Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. | Tiền đề tư tưởng trực tiếp |
Ý thức pháp luật là… Thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong thực tế | Yếu tố |
Trên đây là đáp án cho các câu ôn tập của môn pháp luật đại cương EG04.146 theo hệ đào tạo từ xa của trường đại học mở Hà Nội. Hy vọng các bạn đã làm bài thật tốt và so sánh với đáp án của duavang. Nếu câu hỏi ôn tập nào chưa có, hãy để lại bình luận bên dưới để duavang.net update ngay nhé. Nếu bạn không có thời gian làm bài, hãy liên hệ số điện thoại Zalo duavang để được hỗ trợ nhé. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, hãy donate cho chúng mình 1 ly cafe, đây sẽ là một sự khích lệ và là động lực rất lớn cho chúng mình duy trì Website.
Edward Nguyen – duavang.net
Có thể bạn quan tâm: Học từ xa tại nhà, tại sao không?