Nếu bạn đang hoặc đã từng chăm sóc trẻ sơ sinh thì chắc hẳn sẽ không còn thấy lạ với việc trẻ nhỏ giật mình, thức giấc, ngủ không sâu. Sở dĩ hiện tượng này xuất hiện thường xuyên đến thế là do đó là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường ở trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Hiện tượng này có tên khoa học là Phản xạ moro nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh lý liên quan tới tới hiện tượng này, cùng tìm hiểu xem phản xạ Moro là gì cũng như các nguyên nhân xảy ra hiện tượng giật mình khi ngủ ở trẻ nhỏ nhé.
Mục Lục
Phản xạ Moro là gì
Phản xạ Moro hay còn được biết đến là phản xạ giật mình, đây là một trong 5 phản xạ nguyên thủy của trẻ sơ sinh, và thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tháng tuổi. Phản xạ này sẽ khiến bé đang ngủ sẽ đột nhiên tỉnh giấc dẫn đến quấy khóc cha mẹ. Khi phản xạ giật mình của bé diễn ra thì bé sẽ phải trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bé sẽ có cảm giác giống như rơi tự do, chính vì vậy cánh tay của bé sẽ thẳng ra với các ngón tay mở, duỗi thẳng chân, cong lưng, một số trường hợp còn cố gắng kéo đầu chạm vào ngực. Thậm chí có thể thở hổn hển và quấy khóc ngay lập tức.
- Giai đoạn 2: Bé sẽ co tay, chân lại gần cơ thể và trở về tư thế giống như thai nhi. Đây là phản xạ tự nhiên để phòng vệ trong trường hợp có nguy hiểm xảy ra.
Phản xạ này giúp các bác sĩ xác định sự phát triển của não bộ và kiểm tra được chuyển động của chân tay trẻ nhỏ có đều giữa hai bên hay không.
Phản xạ Moro nghĩa là gì (Ảnh: Internet)
Phản xạ Moro kéo dài bao lâu
Phản xạ Moro thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tháng tuổi, chính vì thế sau khi trẻ được 6 tháng tuổi thì các phản xạ tự nhiên của bé sẽ giảm dần và biến mất hẳn. Đây cũng là thời điểm mà các bé đã có sự kiểm soát nhiều hơn đối với cơ thể của mình..
Nguyên nhân xảy ra phản xạ Moro
- Do tiếng ồn tác động tới thính giác
- Do ánh sáng trong tầm nhìn tác động tới thị giác
- Bị tác động mạnh vào người khiến cơ quan xúc giác tạo phản xạ
- Thay đổi tư thế đầu khiến các cơ quan tiền đình bị tác động.
Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình
Thông thường, trạng thái giật mình của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra trong vài giây sau đó sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị giật mình thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đây cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. Một số nguyên nhân khiến bé bị giật mình ngoài phản xạ Moro đó là:
- Thiếu Canxi: Trẻ nhỏ sẽ hay bị giật mình nếu chưa được bổ sung đầy đủ canxi cần thiết, lúc này các khớp xương của bé sẽ mệt mỏi khiến bé phải vặn mình để giảm đau mỏi.
- Rối loạn thần kinh bẩm sinh: Đây là hiện tượng hệ thần kinh của bé bị tổn thương dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ. Các mẹ cần lưu ý đưa bé đi khám ngay nếu tình trạng bé giật mình xảy ra thường xuyên.
- Tiếng ồn quá lớn: Hệ thống cơ thể của trẻ sơ sinh còn yếu nên trẻ sơ sinh thường bị giật mình bởi những tiếng động lớn, những tiếng ồn bé chưa quen.
- Trẻ cảm thấy bất an: Hiện tượng giật mình, vặn mình ở trẻ nhỏ cũng xảy ra khi trẻ cảm thấy bất an, không an toàn.
Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình (Ảnh: Internet)
Các vấn đề bệnh lý khiến trẻ bị giật mình khi ngủ
Thông thường, nếu không phải do phản xạ Moro thì trẻ trong các trường hợp sau sẽ xảy ra hiện tượng giật mình khi ngủ.
- Bé sinh thiếu tháng
- Mẹ của bé có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai và cho con bú
- Bé không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Bé thiếu Vitamin D
- Bé bị thiếu canxi nên sẽ chậm lớn, chán ăn, đổ mồ hôi trộm, còi xương…
- ….
Ngoài ra thì trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ giật mình nhiều hơn. Điều này xảy ra do cơ thắt dưới thực quản của trẻ chưa phát triển hết nên trẻ hay bị nôn trớ, sặc sữa,… Việc trào ngược này diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ sặc sữa, viêm phổi, thiếu cân,…
Việc giật mình ở trẻ cũng do rất nhiều nguyên nhân về bệnh lý (Ảnh: Internet)
Cách khắc phục tình trạng giật mình và vặn mình khi ngủ cho bé
Dù việc giật mình là phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh nhưng các mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giấc ngủ của bé được ngon hơn.
Quấn chũn cho bé
Đây là cách thức vô cùng đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng tốt cho trẻ bị giật mình khi ngủ, các mẹ có thể lựa chọn vải nhẹ, mềm mại để bé cảm thấy thoải mái, an toàn như khi nằm trong bụng mẹ
>>> Xem thêm: Quấn chũn là gì
Cho bé hoạt động nhiều hơn vào ban ngày
Các mẹ nên cho bé hoạt động thật nhiều vào ban ngày, điều này giúp sức đề kháng của bé được phát triển nhiều hơn. Hơn nữa, bé hoạt động nhiều sẽ có thể kiểm soát cử động của mình nhanh hơn các bé ít được vận động. Việc hoạt động vào ban ngày sẽ khiến đêm bé có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Đặc biệt hơn, việc vận động vui chơi vào ban ngày còn giúp bé tắm nắng để bổ sung Vitamin D, điều này giúp bé hạn chế việc thiếu canxi và còi xương.
Tạo môi trường ngủ thuận lợi
- Lựa chọn nơi ngủ không có nhiều tiếng ồn
- Giữ nhiệt độ vừa phải (không quá nóng, không quá lạnh)
- Thay tã nếu tã khiến bé cảm thấy ướt át, khó chịu
- Môi trường sống của bé phải đảm bảo, tránh ẩm thấp gây ngứa ngáy
- Luôn vỗ về, an ủi bé nếu bé giật mình. Điều này sẽ giúp bé bớt lo lắng để ngủ ngon hơn.
Hạn chế tình trạng bé bị trào ngược thực quản
Như đã đề cập ở phần trước, việc bé bị trào ngược thực quản, dạ dày nhiều sẽ khiến bé bị giật mình khi ngủ. Các mẹ có thể cho bé nằm đầu cao khi bú sữa và cả sau khi bú. Ngoài ra, tránh để bé bú quá no và không nên sử dụng các phương pháp dân gian, mẹo vặt để chữa giật mình cho bé. Nếu thấy tình trang của bé không cải thiện thì có thể đưa các bé tới cơ sở y tế để thăm khám.
Cách khắc phục tình trạng giật mình và vặn mình khi ngủ cho bé (Ảnh: Internet)
Tạm kết
Sau khi đã hiển rõ được phản xạ Moro là gì thì có thể thấy hiện tượng giật mình, vặn mình khi ngủ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, có rất ít khả năng là nguyên nhân do bệnh lý nên bố mẹ cần theo dõi các bé để có biện pháp điều trị phù hợp. Còn nếu đơn giản là hiện tượng bình thường không do bệnh lý thì khi bé lớn hơn một chút thì hiện tượng này sẽ giảm đi hoặc hết hẳn.
Sam Sam – duavang.net