Máu mỡ hay còn gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Máu nhiễm mỡ thường gặp phải ở những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây mỡ máu lại có xu hướng trẻ hóa. Căn bệnh này thường rất khó phát hiện trong thời gian đầu mà chỉ có thể được phát hiện bởi các bác sĩ khi làm xét nghiệm máu. Chúng ta cũng rất dễ bắt gặp bệnh mỡ máu ở những người có chế độ ăn uống rất bình thường. Mỡ máu tăng cao sẽ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Vậy chế độ dinh dưỡng nào sẽ phù hợp với những người có chứng máu nhiễm mỡ? Cùng đi sâu tìm hiểu bệnh mỡ máu kiêng gì trong bài viết dưới đây để có một sức khỏe ổn định nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh mỡ máu
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn mỡ máu, trong đó có sự bất thường về tính chất và nồng độ của các thành phần lipit máu như tăng triglycerid, tăng cholesterol, tăng LCD-C (cholesterol xấu) và giảm HDL-C (cholesterol tốt),…
Lượng mỡ tăng cao và tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới vôi hóa, xơ vữa động mạch và gây tắc mạch khiến người bệnh có thể gặp tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Triglyceride lại có liên quan đến viêm tụy. Bên cạnh đó, rối loạn lipid máu thường đi kèm với nhiều căn bệnh mãn tính khác như đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, cục máu đông và gout,… Mỡ máu cao cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Cholesterol là chất béo mềm và là một thành phần của máu có màu vàng nhạt, chúng được sản xuất hàng ngày ở trong gan. Cholesterol được hấp thụ chủ yếu thông qua việc ăn uống, có vai trò là chất chống oxy hóa nhưng lại thường được biết đến với lý do gây bệnh về tim mạch.
Máu nhiễm mỡ thường biểu hiện ở những người thừa cân, béo phì. Chúng sẽ gây ra cảm giác nặng nề, ăn không ngon, hay cáu gắt, bực bội, nhức đầu,…
Việc điều trị mỡ máu sẽ có sự kết hợp của cả thuốc và thay đổi lối sống. Trong đó, việc thay đổi lối sống thường được khuyến cáo đầu tiên gồm điều chỉnh chế độ ăn và kết hợp vận động thể lực. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu bệnh mỡ máu kiêng gì sẽ giúp chúng ta có thể xây dựng được chế độ ăn uống một cách hợp lý. Hàm lượng chất béo được khuyến cáo chỉ nên chiếm từ 15-20% tổng năng lượng cung cấp hàng ngày cho cơ thể.
Đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực, thở gấp… là những triệu chứng máu nhiễm mỡ là người bệnh gặp phải (Ảnh: Internet)
Mỡ máu kiêng gì?
Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
Các thực phẩm giàu cholesterol cần phải hạn chế trong các bữa ăn, đặc biệt là gan, nội tạng động vật, da, não, lòng đỏ trứng gà. Lượng thịt đỏ cũng cần được giảm thiểu lại, bởi đây là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao.
Bên cạnh đó, các loại thịt có gân, thịt mỡ, da động vật,… cũng nên hạn chế.
Người bệnh mỡ máu kiêng ăn gì, chính là các thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao (Ảnh: Internet)
Chất béo no
Chất béo no ngoài làm tăng hàm lượng cholesterol, chúng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vậy mỡ máu kiêng ăn gì? Đó chính là các thực phẩm chứa chất béo no như bơ, mỡ, nước luộc thịt cần phải được hạn chế trong thực đơn của người bệnh mỡ máu cao.
Hạn chế ăn tối muộn
Khoảng thời gian ban đêm cơ thể sẽ không có sự vận động nhiều, đây cũng là lúc năng lượng được tiêu hao ít nhất trong ngày. Vì vậy mà việc ăn tối muộn sẽ khiến năng lượng nạp vào cơ thể không kịp tiêu hóa, chúng sẽ tổng hợp lại thành cholesterol tích tụ trong thành mạch, mô mỡ,… Lâu dần, sẽ gây ra sơ vữa động mạch. Chính vì lý do đó, chúng ta nên có thời gian ăn tối sớm và kết hợp luyện tập thể dục thể thao điều độ để tiêu hao đi lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Mỡ động là là chất béo no cần loại bỏ hàng đầu khỏi chế độ ăn đối với người mỡ máu cao (Ảnh: Internet)
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Tuy không chứa cholesterl nhưng trong các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích đều là gia tăng cholesterol xấu trong máu. Người bệnh mỡ máu cao cần hạn chế tối đa dung nạp các chất độc hại này vào cơ thể, bởi chúng là nguyên nhân chính gây tăng triglyceride. Bạn có thể sử dụng nước lọc, các loại nước ép tốt để thay thế.
Đường
Ngoài các thực phẩm chứa cholesterol cao phía trên, người bệnh mỡ máu kiêng ăn gì phải kể đến các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường đặc biệt là nước ngọt cần phải được hạn chế bởi chúng là một trong những nguyên nhân làm giảm triglyceride và làm béo phì, thừa cân.
Muối
Có thể nói, mỡ máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh huyết áp cao. Khi tìm hiểu huyết áp cao kiêng gì thì muối đứng đầu trong danh sách những món ăn làm tăng huyết áp. Và tất nhiên, mỡ máu cũng vậy. Lượng muối nạp vào cơ thể cần được giảm xuống dưới 5g/ngày. Cần hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn, tránh sử dụng muối bột, tránh các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi, sạch để có thể phòng ngừa được các bệnh tim mạch.
Cần hạn chế đồ ăn nhiều muối, đặc biệt là các loại đồ hộp (Ảnh: Internet)
Thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ gây hại đến phổi, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn lipid máu. Hút thuốc lá càng nhiều thì khả năng đào thảo mỡ trong máu càng kém. Đây cũng là khởi đầu cho căn bệnh suy tim và xơ vữa động mạch. Người bệnh mỡ máu cần chánh xa thuốc lá để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Mỡ máu cao nên ăn gì?
Sau khi đã tìm hiểu bệnh mỡ máu kiêng gì, chúng mình sẽ mạch bạn những thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống của người bệnh máu nhiễm mỡ dưới đây, cùng tham khảo nhé!
Vitamin và chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, chúng giúp loại bỏ một phần chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể. Người bệnh rối loạn mỡ máu nên bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong các loại hoa quả, rau củ,… vào thực đơn.
Bên cạnh đó, việc tăng cường bổ sung vitamin là yếu tố quan trọng giúp người bệnh có thể giảm bớt được hàm lượng cholesterol. Vậy ăn rau gì để giảm mỡ máu? Một số loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ cực kỳ tốt cho bệnh nhân tim mạch phải kể đến như:
- Giá đỗ
- Rau xanh
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Hoa quả: Táo
- Nấm hương
- Hành tây
Các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và hàm lượng cholesterol thấp là ưu tiên hàng đầu cho người mỡ máu cao (Ảnh: Internet)
Axit béo chưa no có nhiều nối đôi
Axit béo chưa no có nhiều nối đôi ví dụ như Omega 3, Omega 6 đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng không chỉ làm giảm cholesterol, chúng còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và điều chỉnh huyết áp. Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc chính là sử dụng các loại dầu cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa axit không no.
Người bệnh nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu olive, dầu lạc thay cho mỡ động vật, tăng cường các loại hạt có dầu như vừng, hạt bí ngô, hạt dẻ, lạc, các loại cá để bổ sung các loại axit béo không no nhiều nối đôi.
Các loại thịt trắng
Nếu như các loại thịt đỏ nằm trong danh sách thực phẩm mỡ máu kiêng gì thì ngược lại, các loại thịt trắng như vịt, gà, ngan lại được khuyến khích với người mỡ máu cao. Bởi đây là những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol thấp hơn rất nhiều so với thịt đỏ.
Nước
Nước có vai trò quan trọng trong việc bài tiết, thông qua quá trình này các chất độc hại được loại ra khỏi cơ thể. Vì vậy mà việc uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể luôn được khuyến cáo với người máu nhiễm mỡ. Nếu băn khoăn uống nước lá gì để giảm mỡ máu thì ngoài nước lọc, nước lá trà xanh, trà lá sen, lá vối hay cây lá đắng,… đều có tác dụng làm giảm chỉ số mỡ xấu.
Bên cạnh đó, các loại đồ uống nước ép dưới đây cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hạn chế mỡ máu:
- Nước cam ép
- Nước dưa hấu ép
- Nước ép lựu
- Nước ép cà chua
- Nước ép nghệ
- Nước ép bông cải xanh
- Nước ép măng tây
- Nước ép cải bó xôi
- …
Máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì đó chính là các loại hoa quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa (Ảnh: Internet)
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh mỡ máu
Ăn theo thực đơn nhóm máu
Tiến sĩ D’Adamo nghiên cứu về sự tương tác giữa gen và môi trường đã rút ra được những điểm khác nhau trong chế độ ăn của các nhóm máu. Chế độ ăn uống hợp lý theo nhóm máu sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và mỡ thừa được đốt cháy hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ máu.
Ăn theo nhóm máu như thế nào cho hợp lý? Cùng theo dõi bảng các loại thực phẩm nên và không nên ăn theo từng nhóm máu sau đây:
Nhóm máu | Nên ăn | Không nên ăn |
O Axit trong dạ dày cao, tiêu hóa tốt chất béo và protein động vật nhưng dễ gặp các vấn đề về đường huyết và di ứng với gluten |
Chế độ giàu protein như: các loại cá, thịt nạc, thịt gia cầm,…
Các loại rau cải như: cải kale, rau chân vịt, bông cải xanh,… Gạo lứt |
Các loại hạt, lúa mì, ngũ cốc, ngô,…
Hạn chế trứng, sữa |
A Quá trình tiêu hóa và chuyển hóa protein động vật dễ gặp khó khăn. Hệ thống miễn dịch dễ nhạy cảm |
Các loại rau xanh, trái cây,..
Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu đen, đậu phộng,… Các thực phẩm tươi, thực phẩm hữu cơ. |
Tránh sử dụng thịt gia cầm
Thực phẩm chứa nhiều đường, sữa, caffeine, rượu |
B Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm Dễ sản sinh cortisol nên dễ rối loạn hệ miễn dịch và dễ stress |
Các loại thịt như: thịt bò, gan, trứng, thịt cừu (với lượng vừa phải)
Rau mùi, đậu lăng, quả mâm xôi,… Sữa ít béo, sữa chua,… |
Đồ chiên xào hoặc hâm bằng lò vi sóng
Thịt gà Các loại hạt, ngũ cốc, đậu phộng,… |
AB Cơ thể nhanh lão hóa Nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn |
Các loại cá béo, hải sản giàu protein
Phô mai, trứng, sữa chua, đậu phộng, đậu phụ |
Các loại thực phẩm chế biến sẵn
Thịt hun khói, thịt mỡ, sữa tươi Rượu, caffeine |
Hiểu rõ loại chất béo nạp vào cơ thể
Ngoài việc nắm rõ được các nguyên tắc trong mỡ máu kiêng gì, hạn chế đồ ít chất béo và dầu mỡ thì việc hiểu được chất béo nào tốt và chất béo có hại cho cơ thể cần được nắm vững.
Cụ thể, có các loại chất béo thường nạp vào cơ thể của chúng ta như sau:
- Chất béo không bão hòa: Đây là chất béo có lợi giúp làm giảm thiểu nguy cơ bệnh tật. Chất béo tốt gồm có dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, ngô và các loại cá béo, các loại hạt.
- Chất béo chuyển hóa: Là chất béo xấu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ngay cả với một lượng nhỏ. Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa có chủ yếu trong các loại thực phẩm chế biến sẵn từ dầu hydro hóa một phần.
- Chất béo bão hòa: Tuy không có hại như chất béo chuyển hóa nhưng chúng vẫn có các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đây là loại chất béo mà bạn nên hạn chế tiêu thụ. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, phô mai, kem, bơ, chất béo có nguồn gốc từ dầu cọ và dầu dừa.
Phân biệt được chất béo tốt và chất béo có hại sẽ giúp ích trong việc xây dựng thực đơn cho người mỡ máu cao (Ảnh: Internet)
Áp dụng chế độ ăn theo giai đoạn
Đây cũng là một trong số các cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà bằng việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo theo các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1:
- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, mỡ lợn, thịt đỏ.
- Sử dụng dầu thực vật, lòng trắng trứng thay nguyên trứng và dùng sữa không kem thay cho sữa toàn phần.
Giai đoạn 2:
- Giảm thiểu số lượng thức ăn mỗi ngày từ 2/3 – 1/2 khẩu phần ăn mỗi bữa.
- Không sử dụng quá 170-230 gram thịt mỗi ngày.
- Giảm lượng mỡ, phô mai hơn và chuyển sang chế độ ăn thịt sang rau xanh, ngũ cốc.
- Sử dụng các món hấp, luộc nhiều hơn.
Giai đoạn 3:
- Khi cơ thể đã quen với các giai đoạn trên, bạn có thể chuyển sang mức 100mg cholesterol mỗi ngày, mỡ bão hòa chiếm 5-6% trên tổng lượng calo.
- Số lượng thịt mỗi ngày giảm còn 80-100g và có thể dùng các loại cá béo thay ho thịt.
- Tích cực ăn nhiều rau xanh và các món hấp, luộc.
- Gần như chuyển dần sang chế độ thuần chay.
Một chế độ ăn thiên về luộc, hấp, nhiều rau xanh rất tốt cho người mỡ máu hạn chế cholesterol nạp vào cơ thể (Ảnh: Internet)
Những lưu ý lựa chọn thực phẩm cho người bệnh mỡ máu
Có thể thấy, máu nhiễm mỡ hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống. Do đó, khi gặp tình trạng này, hãy thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày kết hợp với tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
Để có thể ngăn ngừa tai biến và kiểm soát được tình trạng bệnh, nhiều người còn e ngại việc uống thuốc sẽ xảy ra một số tác dụng phụ. Dưới đây sẽ là những điều cần chú ý trong cách giảm mỡ máu không dùng thuốc mà người bệnh cần lưu ý:
- Uống nhiều nước, tập trung vào chế độ ăn nhiều rau xanh.
- Lựa chọn những thực phẩm an toàn, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Khi chế biến nên ưu tiên phương pháp luộc, hấp hoặc nướng bằng nồi chiên không dầu.
Ngoài ra bạn nên:
- Tập luyện thể dục ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 30 phút trở lên.
- Không ăn tối quá muộn sẽ khiến lượng mỡ nạp vào không được chuyển hóa hết.
- Duy trì cân nặng, việc giảm từ 4-5kg sẽ giảm được 8% cholesterol xấu.
- Nên ngủ trước 11h tối để các cơ quan gan, thận thực hiện chuyển đổi cholesterol và lọc máu.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, stress.
>>> Có thể bạn quan tâm: Uống lá gì chống ung thư?
Kết
Trên đây là những lời giải đáp cho thắc mắc mỡ máu kiêng gì của duavang.net đến bạn đọc. Có thể thấy, để đạt được mức cholesterol và triglyceride lý tưởng là điều rất khó khăn. Tình trạng rối loạn mỡ máu lại không chỉ gặp phải ở những người lớn tuổi. Do đó mà việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày để duy trì cân nặng là vô cùng cần thiết và cần phải kiên trì thực hiện. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện, điều trị kịp thời và ngăn ngừa tai biến nặng nề có thể xảy ra.
Sam Sam – duavang.net