Thứ Hai, 19 Tháng 5 , 2025
Dứa Vàng
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa
No Result
View All Result
duavang.net - Chuyên trang tổng hợp kiến thức cho mọi lứa tuổi
No Result
View All Result
Shopee Shopee Shopee

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì? Mục tiêu và thách thức của mô hình này

Ashley Nguyen Bởi Ashley Nguyen
30 Tháng 12, 2021
in Tài Chính - Marketing
0

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình quan trọng giúp doanh nghiệp sống sót trên thị trường. Thị trường cạnh tranh luôn là một trong những thách thức lớn nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc phân tích các áp lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định được cấu trúc của ngành, từ đó hoạch định chiến lược cho mình. Mô hình này có thể được áp dụng cho bất kỳ phân khúc nào để hiểu rõ hơn mức độ cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Vậy mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì? cùng duavang.net tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Mục Lục

  • 1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì
    • 1.1 Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai
    • 1.2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
    • 1.3 Sức mạnh khách hàng
    • 1.4 Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế
    • 1.5 Sức mạnh nhà cung cấp
  • 2 Mục tiêu chính của Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
    • 2.1 Lợi ích của Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
  • 3 Thách thức cho Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh hay Porter’s Five Forces được tạo ra bởi giáo sư Michael Porter của trường Kinh Doanh Harvard. Mô hình này giúp giải thích lý do vì sao các ngành khác nhau lại có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau. Mô hình được xuất bản năm 1980, trong cuốn sách “Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors” (Chiến lược cạnh tranh – Những Kỹ thuật phân tích ngành Công nghiệp và đối thủ cạnh tranh). 5 áp lực này thường được dùng để đo lường mức độ cạnh tranh, lợi nhuận và mức độ hấp dẫn của một ngành hoặc thị trường. Có thể nói, mô hình này trở thành một trong những công cụ được đánh giá cao và là chiến lược kinh doanh phổ biến nhất.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì

Tìm hiểu về mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì (Ảnh: Internet)

Porter cho rằng, các doanh nghiệp có thể theo dõi chặt chẽ đối thủ nhưng ông cũng khuyến khích, doanh nghiệp nên nhìn xa hơn các hành động của đối thủ, hãy kiểm tra cả những yếu tố khác có thể tác động đến môi trường kinh doanh. 5 yếu tố mà ông xác định tạo nên môi trường cạnh tranh, có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai
  • Đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • Sức mạnh khách hàng
  • Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế
  • Sức mạnh nhà cung cấp

Để hiểu rõ hơn mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì, cùng đi sâu tìm hiểu 5 yếu tố sau:

Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai

Đây là một trong 5 yếu tố của mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter mà doanh nghiệp cần quan tầm và phải phân tích kỹ lưỡng. Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng ngành sản xuất nhưng nếu họ quyết định gia nhập ngành sẽ có khả năng cạnh tranh.

Ngành càng dễ gia nhập thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ càng cao, quan trọng nhất chính là hàng rào chi phí quyết định. Điều này đe dọa đến các doanh nghiệp hiện tại trong ngành và mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Vì vậy, để tạo được vị thế trong ngành, doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập như sau:

  • Sản phẩm có sự khác biệt hóa
  • Lợi ích theo quy mô nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất
  • Duy trì các kênh phân phối trung thành và mở rộng thêm các kênh phân phối mới.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai

Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai là một yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Tổng hợp mô hình 5 áp lực cạnh tranh của các thương hiệu

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Yếu tố đầu tiên chính là số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng của họ đe dọa như thế nào cho doanh nghiệp. Áp lực này chủ yếu phân tích thông tin thị trường với các yếu tố như hàng rào thực trạng cơ cấu của ngành, cơ cấu cạnh tranh ngành, số lượng doanh nghiệp cùng ngành và các sản phẩm họ đang cung cấp. Khi số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, thì số lượng sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp ra càng nhiều, tức là sức mạnh của doanh nghiệp bạn sẽ càng giảm. Khách hàng, nhà cung cấp sẽ càng có nhiều lựa chọn hơn, tìm kiếm những mặt hàng tốt hơn nhất là về chi phí và giá cả. Ngược lại, khi số lượng đối thủ cạnh tranh thấp, doanh nghiệp bạn sẽ có nhiều quyền lực hơn, có những chiến lược giá tốt hơn. Từ đó doanh số và lợi nhuận đạt được cũng tốt hơn.

Thông thường, các ngành mà chỉ gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không có đơn vị nào thống trị. Trong khi đó, trong ngành có sự chi phối bới số ít các doanh nghiệp lớn hoặc một doanh nghiệp duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh của các ngành tập trung sẽ rất khó dự đoán.

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng khi tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì (Ảnh: Internet)

Sức mạnh khách hàng

Khách hàng có quyền lực và sức mạnh rất lớn trong các doanh nghiệp. Đây là yếu tố ảnh hưởng bởi số lượng khách hàng doanh nghiệp đang có, mức độ quan trọng của mỗi khách hàng, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí như thế nào để tìm ra khách hàng mới cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, nhà mua công nghiệp hoặc nhà phân phối. Khi thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng sẽ càng có nhiều quyền lực đối với sản phẩm, họ sẽ có khả năng thay đổi từ thương hiệu này sang lựa chọn thương hiệu khác.

Ngoài ra, khách hàng còn có thể gây áp lực bằng việc liên kết với nhau để có thể tạo xu hướng mua sắm cho thương hiệu hoặc có mức giá tốt. Trường hợp nhiều nhà cung ứng có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn, các nhà cung ứng sẽ phải tự cạnh tranh với nhau.

Sức mạnh khách hàng

Sức mạnh khách hàng là gì – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì (Ảnh: Internet)

Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có thể thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng. Nó có đặc điểm cơ bản là chiếm ưu thế hơn các sản phẩm bị thay thế ở những đặc trưng riêng biệt. Hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị cảm nhận, giá trị tăng thêm hơn là những giá trị hữu dụng vốn có, khách hàng có thể bỏ tiền ra để mua những giá trị đó.

Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế

Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Ảnh: Internet)

Sức mạnh nhà cung cấp

Đây là 1 trong 5 yếu tố của mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Yếu tố này cho thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp đến giá bán của sản phẩm, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể là một áp lực khi giá nhập đầu vào tăng lên hay giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.

Điều này sẽ làm giảm khả năng cung ứng của doanh nghiệp, không đảm bảo được yếu tố đầu vào về chất lượng và số lượng cần thiết. Hơn nữa, số lượng nhà cung cấp trên thị trường cũng là một yếu tố cần phải xem xét. Khi mà nhà cung cấp trên thị trường có số lượng càng ít, họ càng có nhiều quyền lực. Điều này đã tới doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro cao hơn.

Sức mạnh nhà cung cấp

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì – Tìm hiểu yếu tố sức mạnh nhà cung cấp (Ảnh: Internet)

Mục tiêu chính của Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá vị trí của mình trên thị trường. Cũng giống như 5 yếu tố chính đã phân tích trên đây, mục tiêu cuối cùng của mô hình này chính là đánh giá quyền lực người mua, quyền lực nhà cung cấp để tìm ra và xác định đối thủ cạnh tranh trong ngành, tìm ra các mối đe dọa sẽ bị thay thế trong tương lai cũng như mối đe dọa khi gia nhập thị trường.

Nhìn chung, mô hình 5 áp lực cạnh tranh có mục tiêu hướng đến giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, đơn giản mà bao quát được hết các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mục tiêu chính của Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì (Ảnh: Internet)

Lợi ích của Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mục đích cuối cùng của mọi hình thức kinh doanh chính là làm sao để tối ưu hóa lợi nhuận. Dựa vào việc phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, doanh nghiệp sẽ có các lợi ích sau đây:

  • Hiểu rõ được bức tranh toàn cảnh tổng thể: Môi trường kinh doanh thường phức tạp, đa dạng, thị trường thay đổi theo từng ngày với sự tham gia của các đối thủ mới cũng như cạnh tranh với các đối thủ cũ. Do đó, mô hình 5 áp lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, tổng thế nhất.
  • Đánh giá lại tiềm năng của doanh nghiệp: Việc tự đánh giá cũng như nhận xét lại bản thân chính là yếu tố giúp doanh nghiệp tìm ra được thế mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, có thể xây dưng được chiến lược tốt hơn, đẩy mạnh tính cạnh tranh để vượt trội hơn các đối thủ.
  • Định hướng lại những áp lực: Dựa trên mô hình 5 áp lực cạnh tranh sẽ phân tích được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, bạn có thể hình dung rõ hơn những áp lực nào có lợi cho doanh nghiệp mình. Từ đó, sẽ có sự chỉnh sửa chiến lược để phù hợp hơn với áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thách thức cho Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mặc dù có nhiều lợi ích song mô hình 5 áp lực cạnh tranh vẫn tồn tại nhiều thách thức và hạn chế. về cơ bản, Porter đã phát triển mô hình này dựa trên một thị trường hoàn hảo, tuy nhiên thực tế thị trường luôn biến động và không bao giờ tồn tại trong điều kiện lý tưởng đó.

Ngoài ra, các thách thức mà doanh nghiệp khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh cần phải lưu ý. Việc chỉ áp dụng với thị trường có cấu trúc đơn giản là vấn đề rất khó khăn khi mà doanh nghiệp cần đánh giá sâu hơn cả về phân đoạn, thị trường, nhóm sản phẩm. Bên cạnh đó, mô hình này không phù hợp với môi trường thiên về công nghệ, kỹ thuật số hoặc biến động mạnh. Việc ra đời từ năm 1970 và sự bỏ qua yếu tố công nghệ sẽ không khả quan và có được kết quả chính xác nhất.

Không những vậy, mô hình 5 áp lực cạnh tranh cũng bỏ qua áp lực thứ 6 là người bổ trợ. Đây là đối tượng bán sản phẩm, dịch vụ được liên kết với các sản phẩm, dịch vụ khác từ đối thủ. Hai yếu tố Chính phủ (Government), Lịch sử và tổ chức doanh nghiệp (History and Institutions) cũng được đánh giá là những mắt xích quan trọng có thể bổ sung vào mô hình giúp nó trở nên hoàn hảo và khách quan hơn.

Thách thức cho Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Thách thức cho Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì mà doanh nghiệp cần quan tâm (Ảnh: Internet)

Kết

Trên đây, duavang.net đã chia sẻ đến bạn mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì. Mô hình Michael Porter này mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều cần nắm rõ. Nó sẽ giúp doanh nghiệp bạn đưa ra những quyết định cũng như định hướng phát triển trên thị trường. Hiểu rõ và áp dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất, tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có để thu được lợi nhuận cao hơn.

Jasmine Vu – duavangnet

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Previous Post

Cách tẩy keo 502 dính trên tay và các vật dụng trong gia đình đơn giản

Next Post

Mệnh Thổ trồng cây gì? #12+ cây phong thủy hợp với người mệnh Thổ

Bài Viết Liên Quan

Ngành xây dựng là gì
Tài Chính - Marketing

Ngành xây dựng là gì? Thách thức và cơ hội phát triển trong chuyển đổi số

27 Tháng 6, 2023
Điện lạnh là gì
Công Nghệ - Thủ Thuật

Điện lạnh là gì? Tương lai và xu hướng phát triển ngành sau đại dịch

22 Tháng 6, 2023
Proptech là gì
Công Nghệ - Thủ Thuật

Proptech là gì? Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành bất động sản

19 Tháng 6, 2023
Hạ tầng số là gì
Công Nghệ - Thủ Thuật

Hạ tầng số là gì? Xu hướng phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số

17 Tháng 6, 2023
Các tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử
Tài Chính - Marketing

Những tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử không thể bỏ qua

16 Tháng 6, 2023
Thị trường ngách là gì
Tài Chính - Marketing

Thị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách phù hợp

15 Tháng 6, 2023

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tra cứu phạt nguội

Đang kiểm tra...

Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.

QR Code

Bài Viết Mới Nhất

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

Học từ xa #43: Học phần Luật kinh tế – EG21.114

2 Tháng 5, 2025
Phân tích báo cáo tài chính EG32

Học từ xa #42: Học phần Phân tích báo cáo tài chính – EG32.100

20 Tháng 4, 2025
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - EG45.087

Học từ xa #41: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – EG45.087

20 Tháng 4, 2025
Quản trị rủi ro EG36

Học từ xa #40: Học phần Quản trị rủi ro – EG36.058

12 Tháng 5, 2025
Tài chính doanh nghiệp - BA51.095

Học từ xa #39: Học phần Tài chính doanh nghiệp – BA51.095

24 Tháng 2, 2025

Bài Viết Đang Hot

Tin học đại cương eg12.169

Học từ xa #7: Học phần tin học đại cương EG12.169

26 Tháng 8, 2024
nguyen-ly-ke-toan-eg17-111

Học từ xa #18: Học phần Nguyên lý kế toán – EG17.111

26 Tháng 8, 2024
Marketing căn bản - EG18.084

Học từ xa #14: Học phần Marketing căn bản – EG18.084

26 Tháng 12, 2024
Kinh tế v mô EG13.096

Học từ xa #10: Học phần Kinh tế vi mô – EG13.096

20 Tháng 4, 2025

Giới thiệu

https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.

Liên hệ

– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội

– Hotline: 083 727 1993

– Email: lienhe.duavang@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Chính sách và điều khoản

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

x
x